Hỗ trợ huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) xây dựng Đề án thành lập thành phố Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang theo chủ trương của Chính phủ là nội dung cuộc làm việc của Tổ công tác do ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ làm Tổ trưởng với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc ngày 8/3 tại huyện đảo.
Theo ông Nguyễn Phong Quang, tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với một số bộ, ngành Trung ương để cung cấp đầy đủ thông tin về tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư nơi hòn đảo ngọc này.
Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị sẽ hỗ trợ Phú Quốc về mặt hồ sơ thủ tục sớm hoàn thành đề án nâng huyện Phú Quốc lên thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang và trình Bộ Chính trị xem xét vào quý IV/2013 đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sau cuộc làm việc, Tổ công tác sẽ kiến nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ về vốn xây dựng hạ tầng phát triển đảo Phú Quốc, nhằm tạo động lực cho các nhà đầu tư triển khai nhanh và đồng bộ những dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư các tuyến đường trục chính Nam-Bắc đảo, các tuyến đường vòng quanh đảo, cầu Nguyễn Trung Trực, Cảng An Thới khoảng 8.100 tỷ đồng.
Những dự án công trình này đã được bố trí kế hoạch vốn đến năm 2012 là 1.578 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2013 - 2015 là 6.522 tỷ đồng. Trước mắt, kiến nghị bố trí đủ vốn để hoàn thành các tuyến đường vòng quanh đảo phía bờ Tây, đường trục chính Nam-Bắc đảo, cầu Nguyễn Trung Trực từ nay đến năm 2015 khoảng 4.500 tỷ đồng.
Tiếp đến, từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho khu kinh tế theo Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đầu tư các tuyến đường nhánh nối từ đường trục chính đến đường vòng quanh đảo và đấu nối với các khu du lịch, khu đô thị-dân cư trọng điểm trên đảo. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án công trình đó từ nay đến năm 2015 khoảng 5.000 tỷ đồng và kiến nghị Chính phủ bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ 50%.
Ngoài ra, chính quyền địa phương còn đề xuất một số cơ chế, chính sách cho Phú Quốc trong chiến lược đầu tư phát triển; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xúc tiến thủ tục kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở Phú Quốc.
Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, cách thành phố Rạch Giá 120km và cách thị xã Hà Tiên gần 50km về phía Đông. Huyện có 8 xã và 2 thị trấn, với dân số hơn 100.000 người. Diện tích tự nhiên gần 59.000ha, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, diện tích 567km2 nằm trong vùng biển tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Phú Quốc có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch sinh thái, kinh tế biển, giao thương và kết nối giao thông bằng đường hàng không, hàng hải với các nước trong khu vực.
Việc Chính phủ chủ trương xây dựng đề án nâng Phú Quốc lên thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang chính là bước đi để tiến tới xây dựng Phú Quốc trở thành Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước./.
Theo ông Nguyễn Phong Quang, tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với một số bộ, ngành Trung ương để cung cấp đầy đủ thông tin về tiềm năng, lợi thế, thực trạng phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư nơi hòn đảo ngọc này.
Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị sẽ hỗ trợ Phú Quốc về mặt hồ sơ thủ tục sớm hoàn thành đề án nâng huyện Phú Quốc lên thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang và trình Bộ Chính trị xem xét vào quý IV/2013 đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sau cuộc làm việc, Tổ công tác sẽ kiến nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ về vốn xây dựng hạ tầng phát triển đảo Phú Quốc, nhằm tạo động lực cho các nhà đầu tư triển khai nhanh và đồng bộ những dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư các tuyến đường trục chính Nam-Bắc đảo, các tuyến đường vòng quanh đảo, cầu Nguyễn Trung Trực, Cảng An Thới khoảng 8.100 tỷ đồng.
Những dự án công trình này đã được bố trí kế hoạch vốn đến năm 2012 là 1.578 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2013 - 2015 là 6.522 tỷ đồng. Trước mắt, kiến nghị bố trí đủ vốn để hoàn thành các tuyến đường vòng quanh đảo phía bờ Tây, đường trục chính Nam-Bắc đảo, cầu Nguyễn Trung Trực từ nay đến năm 2015 khoảng 4.500 tỷ đồng.
Tiếp đến, từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho khu kinh tế theo Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đầu tư các tuyến đường nhánh nối từ đường trục chính đến đường vòng quanh đảo và đấu nối với các khu du lịch, khu đô thị-dân cư trọng điểm trên đảo. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án công trình đó từ nay đến năm 2015 khoảng 5.000 tỷ đồng và kiến nghị Chính phủ bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ 50%.
Ngoài ra, chính quyền địa phương còn đề xuất một số cơ chế, chính sách cho Phú Quốc trong chiến lược đầu tư phát triển; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xúc tiến thủ tục kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở Phú Quốc.
Huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, cách thành phố Rạch Giá 120km và cách thị xã Hà Tiên gần 50km về phía Đông. Huyện có 8 xã và 2 thị trấn, với dân số hơn 100.000 người. Diện tích tự nhiên gần 59.000ha, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, diện tích 567km2 nằm trong vùng biển tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaysia và Campuchia.
Phú Quốc có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch sinh thái, kinh tế biển, giao thương và kết nối giao thông bằng đường hàng không, hàng hải với các nước trong khu vực.
Việc Chính phủ chủ trương xây dựng đề án nâng Phú Quốc lên thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang chính là bước đi để tiến tới xây dựng Phú Quốc trở thành Đặc khu hành chính kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước./.
Lê Huy Hải (TTXVN)