Theo kết quả vừa được công bố từ một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học tổng hợp Exeter (Anh) ngày 6/2, các loài rau quả có khả năng giao tiếp và bảo vệ lẫn nhau.
Nghiên cứu trên được tiến hành ở loài rau bắp cải. Khi bắp cải đang được trồng trên luống trong một khu vườn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành ngắt lá của chúng.
Theo dõi từng biểu hiện và sự thay đổi của các cây bắp cải bị ngắt lá và các cây khác trong khu vườn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những cây vừa bị ngắt lá tiết ra một loại khí đặc biệt, cảnh báo với các đồng loại về mối nguy hiểm đang rình rập. Tự nhiên, các cây xung quanh nhanh chóng tăng hàm lượng các chất độc hóa sinh của mình để chống lại các tác nhân gây hại, mà trước hết là sâu bọ.
Phát hiện này lại một lần nữa củng cố khẳng định trước đây cho rằng giữa các loài thực vật có khả năng "thần giao cách cảm." Đây là một bí ẩn lớn mà giới nghiên cứu thực vật và các nhà khoa học hết sức quan tâm. Họ từng đặt ra câu hỏi: "Không bằng âm thanh, không có những giác quan, vậy thực vật trao đổi thông tin thông qua phương thức gì?".
Trước đây, nhà trồng vườn nổi tiếng người Mỹ G.Rodaile nghiên cứu và cho rằng cây cối trao đổi thông tin với nhau thậm chí với con người nhờ các hóa chất. Theo kinh nghiệm và quan sát của mình, ông thấy trong trường hợp có một động vật nguy hiểm đến gần thì cây acasi tiết ra chất etylen để thông báo với đồng loại...
Quan điểm trên của G.Rodaile sau đó được rất nhiều các nhà nghiên cứu khác đồng ý.
Tiến sỹ sinh học, giáo sư Viện hàn lâm khoa học Nga Alechxan Dubrov cũng cho biết hóa chất là một loại “ngôn ngữ” của cây. Hàng loạt cây trồng trong vườn biết “rủ nhau” chết một khi tiếp nhận thông tin về cái chết của đồng loại hay người trồng nó.
Tất cả các phát hiện trên đều cho thấy một khả năng đặc biệt "giàu tình cảm" ở các loài cây chứ không phải chúng vô tri, vô giác như chúng ta vẫn nghĩ./.
Nghiên cứu trên được tiến hành ở loài rau bắp cải. Khi bắp cải đang được trồng trên luống trong một khu vườn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành ngắt lá của chúng.
Theo dõi từng biểu hiện và sự thay đổi của các cây bắp cải bị ngắt lá và các cây khác trong khu vườn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những cây vừa bị ngắt lá tiết ra một loại khí đặc biệt, cảnh báo với các đồng loại về mối nguy hiểm đang rình rập. Tự nhiên, các cây xung quanh nhanh chóng tăng hàm lượng các chất độc hóa sinh của mình để chống lại các tác nhân gây hại, mà trước hết là sâu bọ.
Phát hiện này lại một lần nữa củng cố khẳng định trước đây cho rằng giữa các loài thực vật có khả năng "thần giao cách cảm." Đây là một bí ẩn lớn mà giới nghiên cứu thực vật và các nhà khoa học hết sức quan tâm. Họ từng đặt ra câu hỏi: "Không bằng âm thanh, không có những giác quan, vậy thực vật trao đổi thông tin thông qua phương thức gì?".
Trước đây, nhà trồng vườn nổi tiếng người Mỹ G.Rodaile nghiên cứu và cho rằng cây cối trao đổi thông tin với nhau thậm chí với con người nhờ các hóa chất. Theo kinh nghiệm và quan sát của mình, ông thấy trong trường hợp có một động vật nguy hiểm đến gần thì cây acasi tiết ra chất etylen để thông báo với đồng loại...
Quan điểm trên của G.Rodaile sau đó được rất nhiều các nhà nghiên cứu khác đồng ý.
Tiến sỹ sinh học, giáo sư Viện hàn lâm khoa học Nga Alechxan Dubrov cũng cho biết hóa chất là một loại “ngôn ngữ” của cây. Hàng loạt cây trồng trong vườn biết “rủ nhau” chết một khi tiếp nhận thông tin về cái chết của đồng loại hay người trồng nó.
Tất cả các phát hiện trên đều cho thấy một khả năng đặc biệt "giàu tình cảm" ở các loài cây chứ không phải chúng vô tri, vô giác như chúng ta vẫn nghĩ./.
Thúy Lợi (Vietnam+)