Ngày 5/12, Hội nghị cuối cùng lấy ý kiến doanh nghiệp du lịch phục vụ công tác quản lý Nhà nước về du lịch và cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch năm 2012 tại khu vực phía Bắc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra tại Hà Nội, sau hai lần thực hiện tại khu vực miền Nam và miền Trung.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã tới dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, đầu tiên là yếu tố văn hóa giàu bản sắc, con người hiền hậu, mến khách bên cạnh các các yếu tố khác như ẩm thực đa dạng phong phú, tình hình chính trị ổn định.
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã phát triển khá nhanh, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, trong đó có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ các doanh nghiệp du lịch. Nhà nước luôn tạo điều kiện về mặt chính sách, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Hiện Việt Nam đã có Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chính phủ đã nhận được đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình và sẽ cố gắng phê duyệt trước ngày 20/12 tới đây.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng hoan nghênh sáng kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến, tạo diễn đàn đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý du lịch. Đây là hình thức hợp tác công-tư trong phát triển du lịch ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao, các nhà quản lý hiểu hơn những thành công, khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp cũng như nhu cầu đổi mới chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khách du lịch quốc tế, nội địa. Nhiều đại biểu đã đề cập đến việc tập trung xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia của Việt Nam mang tính chất khác biệt, mạnh mẽ để thu hút một lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam.
Việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia cần phải tiến hành càng nhanh càng tốt và phải xác định được bản chất của thương hiệu quốc gia và phải có sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn, địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam.
Đại diện Viettravel đưa ra gợi ý sử dụng ẩm thực đa dạng phong phú của Việt Nam để xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia với mong muốn nước ta trở thành “bếp ăn” của thế giới, nhằm đưa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam đến với đông đảo du khách quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề cập đến chính sách Visa cho khách quốc tế.
Hiện Việt Nam đang có chính sách miễn Visa cho khách quốc tế một số nước trong khu vực, thu hút họ đến Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này cũng sắp bị bãi bỏ, thêm vào đó lệ phí Visa sẽ tăng giá từ 1/1/2013.
Có ý kiến cho rằng việc tăng phí Visa này đơn thuần chỉ phục vụ ngoại giao chứ không mang lại lợi ích, khuyến khích khách du lịch đến Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khủng hoảng như hiện nay. Bởi việc tăng phí thủ tục Visa sẽ làm tăng giá tour và không thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, năm nay, du lịch Việt Nam dự báo sẽ đón được 6,7 triệu lượt khách quốc tế tăng 11% so với năm ngoái; phục vụ đón được 32 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 160.000 tỷ đồng.
Du lịch là điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong năm nay, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, ngành du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập cản trở sự phát triển bền vững của du lịch cần phải được tháo gỡ. Do đó, những đóng góp thực tế hoạt động từ các doanh nghiệp du lịch sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã tới dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, đầu tiên là yếu tố văn hóa giàu bản sắc, con người hiền hậu, mến khách bên cạnh các các yếu tố khác như ẩm thực đa dạng phong phú, tình hình chính trị ổn định.
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã phát triển khá nhanh, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, trong đó có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ các doanh nghiệp du lịch. Nhà nước luôn tạo điều kiện về mặt chính sách, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Hiện Việt Nam đã có Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chính phủ đã nhận được đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình và sẽ cố gắng phê duyệt trước ngày 20/12 tới đây.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng hoan nghênh sáng kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến, tạo diễn đàn đối thoại giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý du lịch. Đây là hình thức hợp tác công-tư trong phát triển du lịch ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao, các nhà quản lý hiểu hơn những thành công, khó khăn, bức xúc của doanh nghiệp cũng như nhu cầu đổi mới chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khách du lịch quốc tế, nội địa. Nhiều đại biểu đã đề cập đến việc tập trung xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia của Việt Nam mang tính chất khác biệt, mạnh mẽ để thu hút một lượng lớn khách quốc tế đến Việt Nam.
Việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia cần phải tiến hành càng nhanh càng tốt và phải xác định được bản chất của thương hiệu quốc gia và phải có sự đóng góp của các doanh nghiệp lớn, địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam.
Đại diện Viettravel đưa ra gợi ý sử dụng ẩm thực đa dạng phong phú của Việt Nam để xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia với mong muốn nước ta trở thành “bếp ăn” của thế giới, nhằm đưa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam đến với đông đảo du khách quốc tế. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề cập đến chính sách Visa cho khách quốc tế.
Hiện Việt Nam đang có chính sách miễn Visa cho khách quốc tế một số nước trong khu vực, thu hút họ đến Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này cũng sắp bị bãi bỏ, thêm vào đó lệ phí Visa sẽ tăng giá từ 1/1/2013.
Có ý kiến cho rằng việc tăng phí Visa này đơn thuần chỉ phục vụ ngoại giao chứ không mang lại lợi ích, khuyến khích khách du lịch đến Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khủng hoảng như hiện nay. Bởi việc tăng phí thủ tục Visa sẽ làm tăng giá tour và không thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, năm nay, du lịch Việt Nam dự báo sẽ đón được 6,7 triệu lượt khách quốc tế tăng 11% so với năm ngoái; phục vụ đón được 32 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 160.000 tỷ đồng.
Du lịch là điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong năm nay, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, ngành du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập cản trở sự phát triển bền vững của du lịch cần phải được tháo gỡ. Do đó, những đóng góp thực tế hoạt động từ các doanh nghiệp du lịch sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)