Nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả được tổ chức hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8, kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (10/01/2004-10/01/2014).
Thượng tướng Nguyễn Văn Ring, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: Đây là những hoạt động mang tính xã hội cao, phù hợp với thực tế địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thảm họa da cam; vận động các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Chuỗi hoạt động này cũng giúp nâng cao lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, hội viên; động viên nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng; thúc đẩy phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam.”
Từ ngày 20/7-20/9, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng thông tin Nhân đạo Quốc gia tổ chức “Chương trình nhắn tin từ thiện năm 2013”, vận động quyên góp hỗ trợ nạn nhân gặp khó khăn. Trung ương Hội cũng phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến “Công lý cho nạn nhân chất độc da cam” vào ngày 30/7.
Chương trình giao lưu “Da cam - Lương tri và công lý” được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tối 10/8. Trong dịp này, Trung ương Hội cũng xuất bản cuốn sách “10 năm đồng hành da cam”; sản xuất bộ phim phóng sự, tài liệu “10 năm - một chặng đường da cam.”
Cùng với việc phát động đợt thi đua cao điểm “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, Trung ương Hội, các cấp hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ đề da cam; tổ chức đợt vận động các nguồn lực xã hội để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Các tỉnh, thành, hội không tổ chức míttinh, kết hợp việc tổ chức ngày truyền thống Hội với tổ chức đại hội nhiệm kỳ của các cấp hội, hoạt động thường xuyên của tổ chức hội./.
Thượng tướng Nguyễn Văn Ring, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết: Đây là những hoạt động mang tính xã hội cao, phù hợp với thực tế địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về thảm họa da cam; vận động các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Chuỗi hoạt động này cũng giúp nâng cao lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, hội viên; động viên nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng; thúc đẩy phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam.”
Từ ngày 20/7-20/9, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng thông tin Nhân đạo Quốc gia tổ chức “Chương trình nhắn tin từ thiện năm 2013”, vận động quyên góp hỗ trợ nạn nhân gặp khó khăn. Trung ương Hội cũng phối hợp với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến “Công lý cho nạn nhân chất độc da cam” vào ngày 30/7.
Chương trình giao lưu “Da cam - Lương tri và công lý” được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tối 10/8. Trong dịp này, Trung ương Hội cũng xuất bản cuốn sách “10 năm đồng hành da cam”; sản xuất bộ phim phóng sự, tài liệu “10 năm - một chặng đường da cam.”
Cùng với việc phát động đợt thi đua cao điểm “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam”, Trung ương Hội, các cấp hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ đề da cam; tổ chức đợt vận động các nguồn lực xã hội để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân. Các tỉnh, thành, hội không tổ chức míttinh, kết hợp việc tổ chức ngày truyền thống Hội với tổ chức đại hội nhiệm kỳ của các cấp hội, hoạt động thường xuyên của tổ chức hội./.
Mỹ Bình (TTXVN)