Học và làm theo Bác Hồ hướng vào xây dựng Đảng

Theo Tổng Bí thư nhấn mạnh chủ đề cuộc vận động tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
Sau một ngày làm việc, chiều 25/1, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm nay do Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tổ chức, đã hoàn thành chương trình đề ra.

Hội nghị đã nghe báo cáo tổng kết việc thực hiện Cuộc vận động năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm nay và báo cáo sơ kết 2 năm chỉ đạo điểm; tham luận của một số ban, ngành, đoàn thể và điển hình tiên tiến.

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng năm nay Cuộc vận động cần coi trọng tác tuyên truyền, phát hiện, cổ vũ, nhân rộng, nâng cao chất lượng, tính thuyết phục, tính lan tỏa từ gương sáng của các tập thể và cá nhân tiên tiến.

Cần hướng dẫn, làm rõ chủ đề năm nay của Cuộc vận động: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch, vững mạnh, 'là đạo đức, là văn minh' và triển khai học tập chủ đề này sớm, trước khi tiến hành đại hội đảng cấp cơ sở, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Trong học tập và cùng với quá trình học tập, các cấp ủy cần xây dựng chương trình hành động, tổ chức thành công đại hội đảng cấp mình, tham gia thảo luận dự thảo các văn kiện đại hội đảng cấp trên và văn kiện đại hội Đảng toàn quốc; cán bộ, đảng viên viết thu hoạch cá nhân, có liên hệ trách nhiệm của mình trong việc góp phần làm nên thành công của đại hội đảng.

Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện cần nghiên cứu kỹ tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác để tham gia chỉ đạo đại hội cấp cơ sở. Cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm, văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh," chú trọng chỉ đạo quảng bá các tác phẩm về Bác Hồ và về Cuộc vận động trên internet, các báo điện tử.

Tổng kết công tác năm 2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ năm 2009, việc triển khai nghiêm túc chủ đề, nội dung của Cuộc vận động đã giúp các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị có thêm động lực để thực hiện các quyết sách của Đảng và Nhà nước nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Tổng Bí thư khẳng định những thành tựu đạt được của đất nước trong năm qua, có sự đóng góp quan trọng của Cuộc vận động, của việc thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, các phong trào thi đua yêu nước. Cuộc vận động đã thu được những thành quả rất quan trọng.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ một số hạn chế, thiếu sót cần khắc phục trong triển khai, thực hiện Cuộc vận động như một số ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc quán triệt mục đích; yêu cầu; ý nghĩa; nội dung và tầm quan trọng của Cuộc vận động. Do đó, chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động có lúc, có việc còn lúng túng; sự phối hợp giữa một số ban, ngành, đoàn thể, địa phương chưa thật nhịp nhàng, thường xuyên, hiệu quả chưa cao; công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên một số việc chưa sát đúng, kịp thời; một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, kể cả cán bộ chủ chốt còn thiếu gương mẫu, thậm chí, vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống.

Sự gắn kết nội dung Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị ở một số nơi còn lúng túng, chưa huy động được các lực lượng trong hệ thống chính trị tham gia; công tác tuyên truyền Cuộc vận động chưa đạt được bề rộng và chiều sâu cần thiết; nội dung, hình thức chưa thật sự phong phú, cuốn hút, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư nêu bật những bài học thiết thực rút ra từ thực tiễn sinh động và phong phú sau 3 năm triển khai Cuộc vận động. Đó là, phải tạo được sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng to lớn, nhiều mặt của Cuộc vận động. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc huy động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia.

Sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị có ý nghĩa, tác dụng to lớn đối với quá trình thực hiện Cuộc vận động; đội ngũ cốt cán, nhất là người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị nêu cao trách nhiệm, tạo lập uy tín vững vàng, gương mẫu đi đầu trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo và thực hiện Cuộc vận động; làm cho Cuộc vận động lan tỏa, thấm dần vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, mỗi người dân, trở thành lối sống, nếp sống, lẽ sống.

Chương trình, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động cần được xây dựng một cách khoa học, thiết thực, sát hợp với tình hình, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị trong từng giai đoạn và suốt cả nhiệm kỳ.

Chuẩn mực đạo đức, lối sống được xây dựng phù hợp với từng loại hình công việc, từng loại đối tượng, dễ nhớ, dễ thực hiện; coi việc thực hiện Cuộc vận động trước hết là vì nhu cầu, quyền lợi tự thân của mỗi người, mỗi gia đình, tổ chức; phục vụ trực tiếp cho sản xuất, công tác, học tập, thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi tập thể, cá nhân. Nội dung, hình thức phiếu lấy ý kiến, cách thức lấy ý kiến của quần chúng góp ý cho cán bộ, đảng viên cần được cải tiến, tạo điều kiện để quần chúng góp ý nhiều hơn, thẳng thắn, cụ thể, trách nhiệm.

Việc thực hiện Cuộc vận động gắn kết một cách khéo léo, nhuần nhuyễn với các phong trào, nhiệm vụ quan trọng khác của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, tránh cách làm hành chính hóa, hình thức hóa. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở các cấp, các ngành cần coi trọng công tác chỉ đạo điểm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; coi trọng hơn nữa yêu cầu "làm theo"; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, sâu rộng, phong phú, sinh động.

Kết hợp tuyên truyền về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác và tuyên truyền, nêu gương, cổ vũ những tập thể, cá nhân học tập Bác, làm theo Bác, trở thành các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, nhân rộng gương người tốt, việc tốt. Đặc biệt, trong công tác chỉ đạo và thực hiện cần tránh tâm lý nôn nóng, chủ quan, kỳ vọng quá nhiều, quá sớm vào kết quả Cuộc vận động trong khi cần phải có một thời gian và nỗ lực cần thiết; mặt khác, khắc phục tư tưởng cầm chừng, hoài nghi, thiếu quyết tâm trong thực hiện Cuộc vận động.

Tổng Bí thư cho rằng, từ thực tiễn triển khai Cuộc vận động trong thời gian qua, cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung, giải pháp của công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; cuộc vận động lớn được tiến hành liên tục, lâu dài, tác động tích cực, nhiều chiều đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân, do đó không nên quy định tiến độ thực hiện quá gấp gáp như giai đoạn đầu.

Các văn bản hướng dẫn, đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương, ban chỉ đạo các cấp cần ngắn gọn, thống nhất, kịp thời, sát đúng với tình hình. Nội dung Cuộc vận động cần được đưa vào nội dung sinh hoạt đảng hàng tháng, vào kiểm điểm cuối năm của tổ chức đảng và đảng viên; cần quy định việc thực hiện Cuộc vận động là một tiêu chí bắt buộc với công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên; coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng hàng tháng, hàng năm.

Đánh giá về công tác chỉ đạo điểm, Tổng Bí thư nhận định trong chỉ đạo, tổ chức triển khai Cuộc vận động, việc chọn đúng, trúng và tập trung xây dựng, phát huy vai trò, tác dụng của các đơn vị làm điểm là quan trọng, có tác dụng thúc đẩy chiều sâu và bề rộng của Cuộc vận động.

Ban Chỉ đạo Trung ương và ban chỉ đạo các cấp sớm xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nhiệm vụ, giải pháp , thực sự đi trước một bước để rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng; cần bám sát thực tiễn Cuộc vận động, phát hiện kịp thời các vấn đề mới, những sáng tạo từ cơ sở, nhất là ở các điểm chỉ đạo, từ đó tập trung nghiên cứu, đề ra hướng giải quyết phù hợp.

Khi đã triển khai có hiệu quả ở điểm thì mạnh dạn đưa ra diện rộng. Những nhân tố mới, điển hình tiên tiến c ần k ịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh và nhân rộng; quan tâm xây dựng các điển hình là cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người công tác ở các cơ quan thường xuyên tiếp xúc, phục vụ nhân dân; cơ quan quản lý về tài chính, đất đai, công sản..., giúp cho quá trình “làm theo” của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân có thêm niềm tin, động lực./.

Hương Thủy-Bích Thủy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục