Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, ngày 18/7 cho biết “có thứ gì đó giống như hơi nước” đang bốc lên từ tòa nhà chứa lò phản ứng số 3 bị hư hại song cũng xác nhận không có bất cứ thay đổi nào về nồng độ phóng xạ.
Một quan chức TEPCO cho biết nước mưa từ ngày hôm trước đã bốc hơi sau khi rơi vào nắp bể chứa chính của lò phản ứng ở nhiệt độ 40 độ C.
Tòa nhà chứa lò phản ứng hiện vẫn không có nóc sau khi bị hư hại sau vụ nổ hơi nước trong sự cố hạt nhân do thảm hoạ động đất và sóng thần ngày 11/3/2011. Sự cố nghiêm trọng này khiến lõi các lò phản ứng số 1, 2 và 3 bị nóng chảy.
TEPCO cho rằng việc bơm nước vào lò phản ứng và bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng hiện vẫn trong tình trạng ổn địng. Công ty này cũng đã kiểm tra nồng độ chất cesium tại địa điểm hơi nước bốc lên không có khác biệt đáng kể so với các khu vực gần đó.
Người phát ngôn của TEPCO Masayuki Ono cho rằng “không có điều gì bất thường mà trong đó nhiệt lượng mới được sản sinh.”
Một tác nghiệm viên nhà máy cho biết trong một đoạn video lúc 8 giờ 20 phút sáng 18/7 hơi đang bốc lên gần khu vực giữa của nóc toà nhà và tình trạng tiếp diễn đến tận 6 giờ chiều cùng ngày. Ở khu vực giữa toà nhà có một nắp bêtông nằm bên trên bể chứa chính của lò phản ứng. TEPCO nghi ngờ nước mưa đã lọt qua các khe hở của lớp bêtông chảy vào nắp lò phản ứng.
Ông Ono lý giải nhiệt độ ngoài trời lúc 4 giờ chiều cùng ngày ở mức 21,5 độ C, khá mát mẻ, nên có thể điều này cũng góp phần làm hơi nước bốc lên. Các tác nghiệp viên không thể tiếp cận với phần nóc của toà nhà chứa lò phản ứng số 3 do nồng độ phóng xạ cao. Họ chỉ có thể thu dọn đống đổ nát bằng cách sử dụng các cỗ máy hạng nặng nhưng công việc hiện vẫn đang bị trì hoãn từ lúc xảy ra vụ bốc hơi nước này.
Trước đó, hiện tượng tương tự đã xảy ra hồi tháng 7/2012 tại tòa nhà này. Hơi đã ngừng bốc sau một thời gian ngắn song vụ việc này không được TEPCO công khai./.
Một quan chức TEPCO cho biết nước mưa từ ngày hôm trước đã bốc hơi sau khi rơi vào nắp bể chứa chính của lò phản ứng ở nhiệt độ 40 độ C.
Tòa nhà chứa lò phản ứng hiện vẫn không có nóc sau khi bị hư hại sau vụ nổ hơi nước trong sự cố hạt nhân do thảm hoạ động đất và sóng thần ngày 11/3/2011. Sự cố nghiêm trọng này khiến lõi các lò phản ứng số 1, 2 và 3 bị nóng chảy.
TEPCO cho rằng việc bơm nước vào lò phản ứng và bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng hiện vẫn trong tình trạng ổn địng. Công ty này cũng đã kiểm tra nồng độ chất cesium tại địa điểm hơi nước bốc lên không có khác biệt đáng kể so với các khu vực gần đó.
Người phát ngôn của TEPCO Masayuki Ono cho rằng “không có điều gì bất thường mà trong đó nhiệt lượng mới được sản sinh.”
Một tác nghiệm viên nhà máy cho biết trong một đoạn video lúc 8 giờ 20 phút sáng 18/7 hơi đang bốc lên gần khu vực giữa của nóc toà nhà và tình trạng tiếp diễn đến tận 6 giờ chiều cùng ngày. Ở khu vực giữa toà nhà có một nắp bêtông nằm bên trên bể chứa chính của lò phản ứng. TEPCO nghi ngờ nước mưa đã lọt qua các khe hở của lớp bêtông chảy vào nắp lò phản ứng.
Ông Ono lý giải nhiệt độ ngoài trời lúc 4 giờ chiều cùng ngày ở mức 21,5 độ C, khá mát mẻ, nên có thể điều này cũng góp phần làm hơi nước bốc lên. Các tác nghiệp viên không thể tiếp cận với phần nóc của toà nhà chứa lò phản ứng số 3 do nồng độ phóng xạ cao. Họ chỉ có thể thu dọn đống đổ nát bằng cách sử dụng các cỗ máy hạng nặng nhưng công việc hiện vẫn đang bị trì hoãn từ lúc xảy ra vụ bốc hơi nước này.
Trước đó, hiện tượng tương tự đã xảy ra hồi tháng 7/2012 tại tòa nhà này. Hơi đã ngừng bốc sau một thời gian ngắn song vụ việc này không được TEPCO công khai./.
(Vietnam+)