Sáng 6/12, tại Cần Thơ, Hội chợ Quốc tế Nông nghiệp Việt Nam năm 2010 đã khai mạc, thu hút trên 270 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày sản phẩm tại 500 gian hàng.
Trong số đơn vị tham gia Hội chợ, có 40 đơn vị đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonessa, Singapore với 60 gian hàng.
Hội chợ là một trong nhiều chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Chính phủ, diễn ra từ ngày 6-12/12, nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển; đồng thời tạo môi trường thu hút thêm vốn đầu tư và mở rộng liên kết liên doanh trong quá trình hội nhập.
Sản phẩm trưng bày tại Hội chợ gồm máy móc, thiết bị nông nghiệp, dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, bảo quản sau thu hoạch; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thuốc thú y-thủy sản và nhiều loại vật tư nông nghiệp khác; sản phẩm nông-lâm-thủy-hải sản, đồ gỗ, thực phẩm chế biến; lúa gạo đặc sản các loại, nhiều giống lúa mới, giống cây trồng đạt chất lượng, năng suất cao; nhiều loại cây trồng, vật nuôi lạ, quí hiếm; nhiều loại trái cây ngon tiêu biểu, có thương hiệu, nổi tiếng của nhiều địa phương thuộc miền Trung, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại Hội chợ còn có hoạt động nông dân giỏi trình diễn kỹ thuật canh tác mang tính sáng tạo như kỹ thuật trồng bưởi cho trái hình vuông và hình hồ lô của tỉnh Hậu Giang, kỹ thuật trồng cây mít lạ không hạt và kỹ thuật sử dụng hiệu quả máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc trừ sâu ở tỉnh Cần Thơ; kỹ thuật sử dụng kéo cắt cành, cần bao trái, béc phun tự động, máy lột vỏ trái dừa, nuôi gà tây, gà sao ở tỉnh Tiền Giang; kỹ thuật sử dụng hiệu quả máy làm sạch và phân loại hạt giống của tỉnh An Giang.
Trong khuôn khổ hội chợ, Ban tổ chức sẽ xét chọn 17 hộ nông dân tiêu biểu về phấn đấu vượt khó vươn lên thuộc 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long và hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi hộ làm vốn mở rộng sản xuất.
Nhân dịp này, Bộ Công thương tặng bằng khen và biểu tượng cho 11 trong 35 doanh nghiệp thuộc các tỉnh Long An, Hậu Giang Tiền Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, có thành tích tốt trong công tác xúc tiến thương mại và góp phần vì sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà; xét tặng huy chương vàng cho sản phẩm phân bón, hạt giống, thuốc thú y-thủy sản, sản phẩm nhựa gia dụng, thuốc bảo vệ thực vật đạt chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và nước ngoài.
Từ ngày 7-11/12, tại đây còn diễn ra nhiều hoạt động khác như xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác, hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ, hội thảo với các chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hiệu quả, bền vững,” “Lúa gạo và nông sản hướng tới phát triển bền vững,” “Giới thiệu ứng dụng động cơ Kawasaki vào máy nông nghiệp.”
Riêng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở Nông nghiệp Cần Thơ phối hợp tổ chức tư vấn khoa học kỹ thuật cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long về các quy trình nuôi trồng, canh tác, thu hoạch, bảo quản nông sản; thị trường lao động, việc làm, các chương trình hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho nông dân./.
Trong số đơn vị tham gia Hội chợ, có 40 đơn vị đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonessa, Singapore với 60 gian hàng.
Hội chợ là một trong nhiều chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Chính phủ, diễn ra từ ngày 6-12/12, nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển; đồng thời tạo môi trường thu hút thêm vốn đầu tư và mở rộng liên kết liên doanh trong quá trình hội nhập.
Sản phẩm trưng bày tại Hội chợ gồm máy móc, thiết bị nông nghiệp, dây chuyền sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, bảo quản sau thu hoạch; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thuốc thú y-thủy sản và nhiều loại vật tư nông nghiệp khác; sản phẩm nông-lâm-thủy-hải sản, đồ gỗ, thực phẩm chế biến; lúa gạo đặc sản các loại, nhiều giống lúa mới, giống cây trồng đạt chất lượng, năng suất cao; nhiều loại cây trồng, vật nuôi lạ, quí hiếm; nhiều loại trái cây ngon tiêu biểu, có thương hiệu, nổi tiếng của nhiều địa phương thuộc miền Trung, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại Hội chợ còn có hoạt động nông dân giỏi trình diễn kỹ thuật canh tác mang tính sáng tạo như kỹ thuật trồng bưởi cho trái hình vuông và hình hồ lô của tỉnh Hậu Giang, kỹ thuật trồng cây mít lạ không hạt và kỹ thuật sử dụng hiệu quả máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc trừ sâu ở tỉnh Cần Thơ; kỹ thuật sử dụng kéo cắt cành, cần bao trái, béc phun tự động, máy lột vỏ trái dừa, nuôi gà tây, gà sao ở tỉnh Tiền Giang; kỹ thuật sử dụng hiệu quả máy làm sạch và phân loại hạt giống của tỉnh An Giang.
Trong khuôn khổ hội chợ, Ban tổ chức sẽ xét chọn 17 hộ nông dân tiêu biểu về phấn đấu vượt khó vươn lên thuộc 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long và hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi hộ làm vốn mở rộng sản xuất.
Nhân dịp này, Bộ Công thương tặng bằng khen và biểu tượng cho 11 trong 35 doanh nghiệp thuộc các tỉnh Long An, Hậu Giang Tiền Giang, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, có thành tích tốt trong công tác xúc tiến thương mại và góp phần vì sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà; xét tặng huy chương vàng cho sản phẩm phân bón, hạt giống, thuốc thú y-thủy sản, sản phẩm nhựa gia dụng, thuốc bảo vệ thực vật đạt chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và nước ngoài.
Từ ngày 7-11/12, tại đây còn diễn ra nhiều hoạt động khác như xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác, hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ, hội thảo với các chủ đề “Nông nghiệp Việt Nam hiệu quả, bền vững,” “Lúa gạo và nông sản hướng tới phát triển bền vững,” “Giới thiệu ứng dụng động cơ Kawasaki vào máy nông nghiệp.”
Riêng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Sở Nông nghiệp Cần Thơ phối hợp tổ chức tư vấn khoa học kỹ thuật cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long về các quy trình nuôi trồng, canh tác, thu hoạch, bảo quản nông sản; thị trường lao động, việc làm, các chương trình hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho nông dân./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)