Còn ba tháng nữa, học sinh khối 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau gần hai tuần nghỉ ngơi ăn Tết, thầy và trò lại hối hả khởi động cho mùa ôn tập.
Liên tục thi thử
Thi thử là một trong những “chiêu” được nhiều trường áp dụng để tập dượt cho học sinh.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Dân lập Lý Thái Tổ (Cầu Giấy, Hà Nội) Lê Thiện Thuật, trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp chính thức, học sinh sẽ được tập dượt qua sáu lần thi thử. Vì chưa có môn thi cụ thể nên ngoài ba môn chính là Toán, Văn và Ngoại ngữ, các em sẽ phải thi thêm ba trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử và Địa.
Học sinh được đánh số báo danh, ngồi như thi tốt nghiệp. Bài thi được rọc phách. Trường có tổ chức khen thưởng với học sinh điểm cao và nhắc nhở các em điểm thấp.
“Nhiều ý kiến cho rằng việc thi thử nhiều sẽ khiến các em bị áp lực. Nhưng theo tôi, đây là một cách tốt để rèn cho các em kỹ năng làm bài, tâm lý khi thi cử và ôn luyện kiến thức. Điểm số của các em không ngừng được cải thiện, từ tỷ lệ 'đỗ' 60%, qua bốn lần thi thử đã lên 85%,” ông Thuật phấn khởi nói.
Bên cạnh đó, để tăng cường hơn nữa việc ôn tập, từ sau Tết Nguyên đán, trường đã phân loại học sinh, yêu cầu các học sinh yếu kém đi học củng cố kiến thức vào buổi chiều các thứ Ba, Năm và Bảy trong tuần.
Giống như Trường Lý Thái Tổ, Trường Trung học phổ thông Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cũng áp dụng triệt để phương pháp thi thử.
Theo bà Hiệu phó Đoàn Đức Hạnh, ngay từ học kỳ 1, học sinh khối 12 của trường liên tục vào guồng thi cử. Mỗi tháng trường tổ chức kiểm tra dưới hình thức thi thử một lần với năm môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Hóa và Lý. Vào thứ Tư đầu tiên trong tháng, trường họp hội đồng thi. Chiều thứ Tư của ba tuần còn lại, học sinh khối 12 lần lượt thi năm môn.
Kéo phụ huynh nhập cuộc
Bên cạnh việc liên tục “lên giây cót” cho học sinh, các trường cũng không quên “đối tác” quan trọng là các bậc phụ huynh.
Sau mỗi đợt thi thử, Hiệu trưởng Lê Thiện Thuật lại đích thân chủ trì cuộc họp với các phụ huynh của học sinh có điểm thi thấp.
“Nhiều phụ huynh mải lo làm kinh tế nên trường phải phân tích để họ hiểu trách nhiệm của mình, kéo họ cùng trường đôn đốc việc học của các em. Chúng tôi cũng chỉ dẫn phụ huynh cách quản lý có hiệu quả mà không gây áp lực cho con, cách chăm sóc sức khỏe các em trong giai đoạn quan trọng này,” ông Thuật chia sẻ.
Còn tại Trường Trung học phổ thông Quang Trung, đầu tháng 4 tới, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các môn thi tốt nghiệp, trường sẽ tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh khối 12. Hội nghị gồm ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô chủ nhiệm, thầy cô dạy môn thi và phụ huynh của toàn khối 12.
Theo bà Hạnh, đây là một trong những hoạt động quan trọng chuẩn bị cho việc thi tốt nghiệp của các em. Trường sẽ giao nhiệm vụ cho các thầy cô giáo cũng như phụ huynh. Trường cũng đề nghị phụ huynh phải giữ không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tạo tâm lý thoải mái cho các em ôn tập, không áp lực, đặc biệt là không quá kỳ vọng vào con.
Họp phụ huynh khối 12 cũng là một trong những hoạt động chuẩn bị thi tốt nghiệp của trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội). Theo Hiệu trưởng Đặng Đình Đại thì lo lắng lớn nhất hiện nay là việc các em chỉ tập trung vào các môn thi đại học, cao đẳng và rất chủ quan với thi tốt nghiệp.
“Chủ yếu học sinh thi khối A nên môn Văn, Anh các em còn lơ là, chưa nói tới các môn như Sử, Địa. Chúng tôi sẽ cùng với phụ huynh làm công tác tư tưởng cho học sinh để kỳ thi đạt kết quả tốt nhất,” ông Đại cho biết.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuối tháng 3/2010, Bộ sẽ công bố các môn thi tốt nghiệp và có hướng dẫn ôn tập cho từng môn./.
Liên tục thi thử
Thi thử là một trong những “chiêu” được nhiều trường áp dụng để tập dượt cho học sinh.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Dân lập Lý Thái Tổ (Cầu Giấy, Hà Nội) Lê Thiện Thuật, trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp chính thức, học sinh sẽ được tập dượt qua sáu lần thi thử. Vì chưa có môn thi cụ thể nên ngoài ba môn chính là Toán, Văn và Ngoại ngữ, các em sẽ phải thi thêm ba trong số các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử và Địa.
Học sinh được đánh số báo danh, ngồi như thi tốt nghiệp. Bài thi được rọc phách. Trường có tổ chức khen thưởng với học sinh điểm cao và nhắc nhở các em điểm thấp.
“Nhiều ý kiến cho rằng việc thi thử nhiều sẽ khiến các em bị áp lực. Nhưng theo tôi, đây là một cách tốt để rèn cho các em kỹ năng làm bài, tâm lý khi thi cử và ôn luyện kiến thức. Điểm số của các em không ngừng được cải thiện, từ tỷ lệ 'đỗ' 60%, qua bốn lần thi thử đã lên 85%,” ông Thuật phấn khởi nói.
Bên cạnh đó, để tăng cường hơn nữa việc ôn tập, từ sau Tết Nguyên đán, trường đã phân loại học sinh, yêu cầu các học sinh yếu kém đi học củng cố kiến thức vào buổi chiều các thứ Ba, Năm và Bảy trong tuần.
Giống như Trường Lý Thái Tổ, Trường Trung học phổ thông Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cũng áp dụng triệt để phương pháp thi thử.
Theo bà Hiệu phó Đoàn Đức Hạnh, ngay từ học kỳ 1, học sinh khối 12 của trường liên tục vào guồng thi cử. Mỗi tháng trường tổ chức kiểm tra dưới hình thức thi thử một lần với năm môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Hóa và Lý. Vào thứ Tư đầu tiên trong tháng, trường họp hội đồng thi. Chiều thứ Tư của ba tuần còn lại, học sinh khối 12 lần lượt thi năm môn.
Kéo phụ huynh nhập cuộc
Bên cạnh việc liên tục “lên giây cót” cho học sinh, các trường cũng không quên “đối tác” quan trọng là các bậc phụ huynh.
Sau mỗi đợt thi thử, Hiệu trưởng Lê Thiện Thuật lại đích thân chủ trì cuộc họp với các phụ huynh của học sinh có điểm thi thấp.
“Nhiều phụ huynh mải lo làm kinh tế nên trường phải phân tích để họ hiểu trách nhiệm của mình, kéo họ cùng trường đôn đốc việc học của các em. Chúng tôi cũng chỉ dẫn phụ huynh cách quản lý có hiệu quả mà không gây áp lực cho con, cách chăm sóc sức khỏe các em trong giai đoạn quan trọng này,” ông Thuật chia sẻ.
Còn tại Trường Trung học phổ thông Quang Trung, đầu tháng 4 tới, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các môn thi tốt nghiệp, trường sẽ tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh khối 12. Hội nghị gồm ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô chủ nhiệm, thầy cô dạy môn thi và phụ huynh của toàn khối 12.
Theo bà Hạnh, đây là một trong những hoạt động quan trọng chuẩn bị cho việc thi tốt nghiệp của các em. Trường sẽ giao nhiệm vụ cho các thầy cô giáo cũng như phụ huynh. Trường cũng đề nghị phụ huynh phải giữ không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tạo tâm lý thoải mái cho các em ôn tập, không áp lực, đặc biệt là không quá kỳ vọng vào con.
Họp phụ huynh khối 12 cũng là một trong những hoạt động chuẩn bị thi tốt nghiệp của trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội). Theo Hiệu trưởng Đặng Đình Đại thì lo lắng lớn nhất hiện nay là việc các em chỉ tập trung vào các môn thi đại học, cao đẳng và rất chủ quan với thi tốt nghiệp.
“Chủ yếu học sinh thi khối A nên môn Văn, Anh các em còn lơ là, chưa nói tới các môn như Sử, Địa. Chúng tôi sẽ cùng với phụ huynh làm công tác tư tưởng cho học sinh để kỳ thi đạt kết quả tốt nhất,” ông Đại cho biết.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuối tháng 3/2010, Bộ sẽ công bố các môn thi tốt nghiệp và có hướng dẫn ôn tập cho từng môn./.
Phạm Mai (Vietnam+)