Lại một Rằm tháng 7, hay người ta thường gọi mùa lễ Vu Lan hoặc ngày xá tội vong nhân khiến ai đó dù bận rộn cũng phải tịnh tâm, dành một buổi hương khói báo ân người thân đã quá cố hoặc thể hiện hiếu nghĩa đối với các đấng sinh thành.
Báo ân, báo hiếu là một phong tục tốt đẹp trong tâm thức người Việt từ nhiều đời nay nhưng thời buổi nhiều phú quý, các lễ nghi cũng vì thế có sự biến đổi và nhất là việc báo ân lại có ảnh hưởng của tín ngưỡng, tâm linh. Chính vì vậy, thị trường Rằm tháng 7 lúc nào cũng luôn sôi động nhất là hàng hóa phục vụ thế giới người âm.
Trong những ngày này, khắp các nẻo đường Hà Nội la liệt mọc lên những cửa hàng, sạp hàng phục vụ cúng chúng sinh hoặc báo ân, báo hiếu tổ tiên. Đơn giản là những gánh hàng mã rong theo chân các cô, các chị đi khắp ngõ ngách, đưa hàng tới tận cửa người mua hay rổ khoai lang, khoai sọ, lạc, trứng ngô luộc, bỏng ngô, gạo bày ở cổng chợ.
Nhưng, sôi động nhất là các cửa hàng bán hàng mã tại các chợ hay trung tâm buôn bán đồ mã phố Hàng Mã và cả nơi sản xuất là làng Cót phường Yên Hòa, Cầu Giấy. Ngoài những mặt hàng truyền thống giày dép, mũ, nón, quần áo; hàng mã cũng có sự thay đổi khi đời sống kinh tế khá giả hơn.
Những mặt hàng thời thượng như biệt thự, ôtô hạng sang, xe máy, điện thoại di động đời mới, tivi màn hình phẳng… cũng theo đó mà hình thành. Người ít tiền chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn là có đủ vàng mã, quần áo, đồ đạc cho người đã khuất. Người nhiều tiền bỏ ra năm bảy triệu đồng để sắp lễ. Chủ cửa hàng bán đồ mã kiêm luôn vai trò tư vấn sắm lễ sao cho phù hợp, đầy đủ.
Trong vai người đi sắm lễ, chúng tôi đến phố Hàng Mã chứng kiến không khí sắm lễ cho ngày Rằm tháng 7 rất hối hả; người mua tấp nập và không tiếc chi tiêu cho những người đã khuất. La liệt các mặt hàng được bày bán, từ bình dân đến cao cấp, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn cho bàn lễ của mình.
Chị chủ cửa hàng số 25B Hàng Mã nhiệt tình tình tư vấn: “Nếu sắm đồ truyền thống, em chỉ cần tiền vàng, đồ cúng thần linh và đồ cho tất cả người thân đã khuất trong nhà mình. Cũng chỉ vài trăm nghìn thôi, người ta sắm đầy đủ phải vài triệu đấy.”
Một xe SH mã có giá 150.000 đồng, xe Spacy có giá 100.000 đồng, biệt thự 3 tầng 250.000 đồng, ôtô 4 chỗ 150.000 đồng… đến các loại truyền thống như đồ mã thần linh 40.000 đồng, quần áo 20-40.000 đồng, tiền vàng 10.000 đồng/lễ… Ngoài những mặt hàng được làm sẵn, khách hàng có nhu cầu đặt thêm đồ lễ nào, cửa hàng cũng sẵn lòng nhận và chỉ giao trong vài ba ngày.
Tuy vậy, cũng không ít gia đình quan niệm; báo ân báo hiếu tổ tiên và các đấng sinh thành chủ yếu là lòng thành của mỗi người; tự mình phải thành tâm với người đã khuất, nêu cao đạo hiếu với cha mẹ là hơn cả. Cỗ bàn, vàng mã nhiều cũng tốt nhưng đó không phải là tất cả những gì thể hiện đạo hiếu.
Bà Lê Thị Vui, phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình chia sẻ: “Lễ Rằm tháng 7 nhà tôi có đầy đủ hương hoa và mâm cỗ, ít tiền vàng để tưởng nhớ các cụ. Mình thành kính với các cụ thì các cụ sẽ chứng giám, không cần phải bày vẽ nhiều.”
Nói về lễ cúng Rằm tháng 7, Đại đức Tịnh Đức, chùa Thiên Phúc, quận Hoàn Kiếm cũng bày tỏ: “Nghi lễ Rằm tháng 7 đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, là dịp nêu cao đạo hiếu của người con đối với các đấng sinh thành, bố thí những chúng sinh cô hồn không ai chăm sóc. Nhưng đạo Phật chủ trương hướng đến chân, thiện, mỹ. Đạo Phật là tĩnh tâm, không mê tín dị đoan, không lãng phí. Phật tử hiếu dưỡng với bố mẹ không phải mâm cao cỗ đầy mà phải làm những việc thiện. Chính vì vậy, nhà chùa luôn vận động Phật tử cũng như người dân hạn chế đốt vàng mã, vừa tránh lãng phí, vừa đỡ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường thậm chí cả hỏa hoạn.”
Lời của Đại đức cũng là lời khuyên để mọi người thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng 7 trong gia đình mình sao vừa hợp với tâm linh, vừa hợp với phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt./.
Báo ân, báo hiếu là một phong tục tốt đẹp trong tâm thức người Việt từ nhiều đời nay nhưng thời buổi nhiều phú quý, các lễ nghi cũng vì thế có sự biến đổi và nhất là việc báo ân lại có ảnh hưởng của tín ngưỡng, tâm linh. Chính vì vậy, thị trường Rằm tháng 7 lúc nào cũng luôn sôi động nhất là hàng hóa phục vụ thế giới người âm.
Trong những ngày này, khắp các nẻo đường Hà Nội la liệt mọc lên những cửa hàng, sạp hàng phục vụ cúng chúng sinh hoặc báo ân, báo hiếu tổ tiên. Đơn giản là những gánh hàng mã rong theo chân các cô, các chị đi khắp ngõ ngách, đưa hàng tới tận cửa người mua hay rổ khoai lang, khoai sọ, lạc, trứng ngô luộc, bỏng ngô, gạo bày ở cổng chợ.
Nhưng, sôi động nhất là các cửa hàng bán hàng mã tại các chợ hay trung tâm buôn bán đồ mã phố Hàng Mã và cả nơi sản xuất là làng Cót phường Yên Hòa, Cầu Giấy. Ngoài những mặt hàng truyền thống giày dép, mũ, nón, quần áo; hàng mã cũng có sự thay đổi khi đời sống kinh tế khá giả hơn.
Những mặt hàng thời thượng như biệt thự, ôtô hạng sang, xe máy, điện thoại di động đời mới, tivi màn hình phẳng… cũng theo đó mà hình thành. Người ít tiền chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn là có đủ vàng mã, quần áo, đồ đạc cho người đã khuất. Người nhiều tiền bỏ ra năm bảy triệu đồng để sắp lễ. Chủ cửa hàng bán đồ mã kiêm luôn vai trò tư vấn sắm lễ sao cho phù hợp, đầy đủ.
Trong vai người đi sắm lễ, chúng tôi đến phố Hàng Mã chứng kiến không khí sắm lễ cho ngày Rằm tháng 7 rất hối hả; người mua tấp nập và không tiếc chi tiêu cho những người đã khuất. La liệt các mặt hàng được bày bán, từ bình dân đến cao cấp, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn cho bàn lễ của mình.
Chị chủ cửa hàng số 25B Hàng Mã nhiệt tình tình tư vấn: “Nếu sắm đồ truyền thống, em chỉ cần tiền vàng, đồ cúng thần linh và đồ cho tất cả người thân đã khuất trong nhà mình. Cũng chỉ vài trăm nghìn thôi, người ta sắm đầy đủ phải vài triệu đấy.”
Một xe SH mã có giá 150.000 đồng, xe Spacy có giá 100.000 đồng, biệt thự 3 tầng 250.000 đồng, ôtô 4 chỗ 150.000 đồng… đến các loại truyền thống như đồ mã thần linh 40.000 đồng, quần áo 20-40.000 đồng, tiền vàng 10.000 đồng/lễ… Ngoài những mặt hàng được làm sẵn, khách hàng có nhu cầu đặt thêm đồ lễ nào, cửa hàng cũng sẵn lòng nhận và chỉ giao trong vài ba ngày.
Tuy vậy, cũng không ít gia đình quan niệm; báo ân báo hiếu tổ tiên và các đấng sinh thành chủ yếu là lòng thành của mỗi người; tự mình phải thành tâm với người đã khuất, nêu cao đạo hiếu với cha mẹ là hơn cả. Cỗ bàn, vàng mã nhiều cũng tốt nhưng đó không phải là tất cả những gì thể hiện đạo hiếu.
Bà Lê Thị Vui, phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình chia sẻ: “Lễ Rằm tháng 7 nhà tôi có đầy đủ hương hoa và mâm cỗ, ít tiền vàng để tưởng nhớ các cụ. Mình thành kính với các cụ thì các cụ sẽ chứng giám, không cần phải bày vẽ nhiều.”
Nói về lễ cúng Rằm tháng 7, Đại đức Tịnh Đức, chùa Thiên Phúc, quận Hoàn Kiếm cũng bày tỏ: “Nghi lễ Rằm tháng 7 đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, là dịp nêu cao đạo hiếu của người con đối với các đấng sinh thành, bố thí những chúng sinh cô hồn không ai chăm sóc. Nhưng đạo Phật chủ trương hướng đến chân, thiện, mỹ. Đạo Phật là tĩnh tâm, không mê tín dị đoan, không lãng phí. Phật tử hiếu dưỡng với bố mẹ không phải mâm cao cỗ đầy mà phải làm những việc thiện. Chính vì vậy, nhà chùa luôn vận động Phật tử cũng như người dân hạn chế đốt vàng mã, vừa tránh lãng phí, vừa đỡ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường thậm chí cả hỏa hoạn.”
Lời của Đại đức cũng là lời khuyên để mọi người thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng 7 trong gia đình mình sao vừa hợp với tâm linh, vừa hợp với phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)