Từ bao năm nay, người dân làng Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị rất tự hào về những ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi đền cổ với nhiều hoa văn tinh xảo của làng mình.
Ở đây có những ngôi nhà với kiến trúc cổ độc đáo hàng trăm năm tuổi. Các ngôi nhà cổ trong làng có kiến trúc 3 gian 2 chái (5 căn), 1 gian 2 chái (3 căn). Nhà được dựng từ gỗ mít, ten mật, kiền kiền có đường kính từ 20-30 cm/cột; tường bao quanh nhà được xây bằng gạch thẻ và gạch vồ với vôi. Mái nhà được lợp bằng ngói liệt.
Mỗi nhà có từ 30 đến 48 cột chống, trên mỗi cột đều được treo các câu liễn (do thời gian và chiến tranh nên hiện nay số liễn treo trên các cột trong nhà không còn được đầy đủ).
Tất cả các cột, kèo... trong nhà đều được trạm trổ hoa văn tinh xảo theo mô típ rồng bay phượng múa, sông núi uốn lượn. Nhà cổ trong làng cao từ 4,5-5m tính từ nền nhà đến nóc.
Theo truyền thống, gian giữa ngôi nhà để thờ tự tổ tiên, hai gian hai bên được dùng để tiếp khách và ở. Còn hai chái (thường gọi là Đông phòng và Tây phòng), thì Tây phòng là nơi để cho con trai ở, Đông phòng để cho con gái ở.
Theo ông Dương Văn Mạnh, ngôi nhà cổ Tích Khánh Đường ba gian hai chái của ông được ông nội ông dựng lên từ đời vua Thành Thái cách đây trên 120 năm.
Hiện nay, hàng năm, thường có nhiều đoàn về làng để khảo sát và nghiên cứu những ngôi nhà cổ trong làng. Làng Hội Kỳ cũng là địa chỉ ưa thích để cho các sinh viên của các trường đại học ngành mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa... lựa chọn về thực tập tốt nghiệp.
Do biết được giá trị của ngôi nhà, nhiều năm qua, đã có nhiều người đến làng để hỏi mua ông Mạnh ngôi nhà, nhưng ông Mạnh đều từ chối, bởi theo ông Mạnh thì ngôi nhà là vật gia bảo của tổ tiên truyền lại cho ông và con cháu, nên ông không bán./.
Ở đây có những ngôi nhà với kiến trúc cổ độc đáo hàng trăm năm tuổi. Các ngôi nhà cổ trong làng có kiến trúc 3 gian 2 chái (5 căn), 1 gian 2 chái (3 căn). Nhà được dựng từ gỗ mít, ten mật, kiền kiền có đường kính từ 20-30 cm/cột; tường bao quanh nhà được xây bằng gạch thẻ và gạch vồ với vôi. Mái nhà được lợp bằng ngói liệt.
Mỗi nhà có từ 30 đến 48 cột chống, trên mỗi cột đều được treo các câu liễn (do thời gian và chiến tranh nên hiện nay số liễn treo trên các cột trong nhà không còn được đầy đủ).
Tất cả các cột, kèo... trong nhà đều được trạm trổ hoa văn tinh xảo theo mô típ rồng bay phượng múa, sông núi uốn lượn. Nhà cổ trong làng cao từ 4,5-5m tính từ nền nhà đến nóc.
Theo truyền thống, gian giữa ngôi nhà để thờ tự tổ tiên, hai gian hai bên được dùng để tiếp khách và ở. Còn hai chái (thường gọi là Đông phòng và Tây phòng), thì Tây phòng là nơi để cho con trai ở, Đông phòng để cho con gái ở.
Theo ông Dương Văn Mạnh, ngôi nhà cổ Tích Khánh Đường ba gian hai chái của ông được ông nội ông dựng lên từ đời vua Thành Thái cách đây trên 120 năm.
Hiện nay, hàng năm, thường có nhiều đoàn về làng để khảo sát và nghiên cứu những ngôi nhà cổ trong làng. Làng Hội Kỳ cũng là địa chỉ ưa thích để cho các sinh viên của các trường đại học ngành mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa... lựa chọn về thực tập tốt nghiệp.
Do biết được giá trị của ngôi nhà, nhiều năm qua, đã có nhiều người đến làng để hỏi mua ông Mạnh ngôi nhà, nhưng ông Mạnh đều từ chối, bởi theo ông Mạnh thì ngôi nhà là vật gia bảo của tổ tiên truyền lại cho ông và con cháu, nên ông không bán./.
Trịnh Bang Nhiệm (TTXVN/Vietnam+)