Ngày 11/10, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội được tổ chức với hai nội dung chính: nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2013; thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, mặc dù kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn từ đầu năm đến nay vẫn tăng 7,88%.
Khái quát tổng thể kinh tế Hà Nội cho thấy, lĩnh vực nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị giảm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; thu ngân sách Nhà nước đạt thấp so với dự toán; sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ lo lắng về vấn đề thiếu vốn để giải ngân cho các công trình, dự án cũng như chi thường xuyên. Vì vậy, từ nay đến hết năm sẽ tập trung huy động vốn từ mọi nguồn lực, nếu khó khăn thì xem xét huy động trái phiếu Thủ đô. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần khẩn trương, tiếp tục rà soát lại tất cả các dự án, kiên quyết cắt giảm những dự án không cần thiết, kém hiệu quả hoặc chậm triển khai. Kể cả với 30 công trình trọng điểm của thành phố cũng được quan tâm rà soát, chỉ giữ lại những dự án cấp thiết, có hiệu quả, có tính chiến lược, thực sự làm động lực cho phát triển kinh tế.
Tại hội nghị cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù thành phố đã rất quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nhưng vẫn có một số chính sách còn hơi cứng nhắc, chưa linh hoạt trong giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, ngoài những chính sách chung của Trung ương, thành phố có những chính sách riêng, cụ thể, sát thực để khuyến khích và tạo động lực cho số đông doanh nghiệp. Những chính sách này đều được điều chỉnh hợp lý sau 5 lần lãnh đạo thành phố tổ chức gặp mặt, nghe phản ánh từ các doanh nghiệp trong năm nay.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá: Đến thời điểm này, Hà Nội đã hoàn thành 19/23 chỉ tiêu kinh tế-xã hội, thể hiện sự nỗ lực lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Trong khó khăn, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng và là địa phương đi đầu của cả nước.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại, nhiệm vụ vẫn rất nặng nề, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần dồn sức thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm là: tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; bám sát các nội dung, giải pháp mà Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo, trong đó chú trọng các giải pháp về cơ chế chính sách, cải cách hành chính, hỗ trợ thị trường, kích cầu thị trường và cân nhắc kỹ khi cấp vốn cho các dự án; tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, điều hành thu chi ngân sách đồng bộ, siết chặt chi tiêu và đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, chống thất thoát, nợ đọng kéo dài, trốn thuế.
Về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan hành chính của thành phố đã tiếp trên 25.300 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 249 lượt đoàn đông người; tiếp nhận và xử lý gần 15.000 đơn các loại; thụ lý theo thẩm quyền trên 1.800 vụ khiếu nại, tố cáo; đã giải quyết đạt 82%, số còn lại đang trong thời hạn giải quyết theo luật định./.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, mặc dù kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn nhưng tổng sản phẩm trên địa bàn từ đầu năm đến nay vẫn tăng 7,88%.
Khái quát tổng thể kinh tế Hà Nội cho thấy, lĩnh vực nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị giảm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; thu ngân sách Nhà nước đạt thấp so với dự toán; sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ lo lắng về vấn đề thiếu vốn để giải ngân cho các công trình, dự án cũng như chi thường xuyên. Vì vậy, từ nay đến hết năm sẽ tập trung huy động vốn từ mọi nguồn lực, nếu khó khăn thì xem xét huy động trái phiếu Thủ đô. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần khẩn trương, tiếp tục rà soát lại tất cả các dự án, kiên quyết cắt giảm những dự án không cần thiết, kém hiệu quả hoặc chậm triển khai. Kể cả với 30 công trình trọng điểm của thành phố cũng được quan tâm rà soát, chỉ giữ lại những dự án cấp thiết, có hiệu quả, có tính chiến lược, thực sự làm động lực cho phát triển kinh tế.
Tại hội nghị cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù thành phố đã rất quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nhưng vẫn có một số chính sách còn hơi cứng nhắc, chưa linh hoạt trong giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, ngoài những chính sách chung của Trung ương, thành phố có những chính sách riêng, cụ thể, sát thực để khuyến khích và tạo động lực cho số đông doanh nghiệp. Những chính sách này đều được điều chỉnh hợp lý sau 5 lần lãnh đạo thành phố tổ chức gặp mặt, nghe phản ánh từ các doanh nghiệp trong năm nay.
Kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đánh giá: Đến thời điểm này, Hà Nội đã hoàn thành 19/23 chỉ tiêu kinh tế-xã hội, thể hiện sự nỗ lực lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Trong khó khăn, Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng và là địa phương đi đầu của cả nước.
Tuy nhiên, trong những tháng còn lại, nhiệm vụ vẫn rất nặng nề, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần dồn sức thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm là: tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; bám sát các nội dung, giải pháp mà Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo, trong đó chú trọng các giải pháp về cơ chế chính sách, cải cách hành chính, hỗ trợ thị trường, kích cầu thị trường và cân nhắc kỹ khi cấp vốn cho các dự án; tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, điều hành thu chi ngân sách đồng bộ, siết chặt chi tiêu và đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, chống thất thoát, nợ đọng kéo dài, trốn thuế.
Về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan hành chính của thành phố đã tiếp trên 25.300 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 249 lượt đoàn đông người; tiếp nhận và xử lý gần 15.000 đơn các loại; thụ lý theo thẩm quyền trên 1.800 vụ khiếu nại, tố cáo; đã giải quyết đạt 82%, số còn lại đang trong thời hạn giải quyết theo luật định./.
Nguyễn Văn Cảnh (Vietnam+)