Bộ trưởng của sáu nước thuộc Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) sẽ gặp gỡ tại Hà Nội, ngày 20/8 tới đây để tham dự Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 16 nhằm thảo luận về những định hướng chung trong khung chiến lược dài hạn GMS trong vòng mười năm tới (2012-2022).
Theo nội dung bản thông cáo mà Ngân hàng Phát triển (ADB) phát đi ngày hôm nay (2/8), với chủ đề “GMS trong thập kỷ tới: Những lĩnh vực hợp tác mới,” đại diện các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam cùng với các quan chức của ADB hy vọng sẽ thống nhất một kế hoạch hành động về cải thiện giao thông và thuận lợi hóa thương mại ở khu vực GMS. Kế hoạch này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Từ năm 1992, sáu nước GMS đã tham gia vào một chương trình toàn diện về hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác.
Kunio Senga, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB phát biểu: “Chỉ trong một thế hệ, các nước khu vực sông Mekong đã chuyển từ xung đột sang hợp tác kinh tế, đạt được những tiến bộ ngoạn mục trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng hơn nữa. Với những nền tảng đã được xây dựng cho thập kỷ tới, chúng tôi dự kiến các nước GMS sẽ đưa các hoạt động hợp tác khu vực của mình lên một mức độ cao hơn nữa, trong đó có những sáng kiến thế hệ hai về hạ tầng phần mềm liên quan đến kết nối cơ sở hạ tầng.”
Ông hy vọng rằng các nước GMS, thông qua các bộ trưởng của nước mình, sẽ thiết lập các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng vật chất, tổ chức tốt những giao dịch xuyên biên giới và chi phí vận chuyển, cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo việc bảo vệ môi trường và xã hội của tiểu vùng.
Với vai trò là Ngân hàng Phát triển khu vực, ADB thúc đẩy hợp tác giữa các nước GMS trong quá trình hiện đại hóa thông qua việc xây dựng đường sá, cảng, đường sắt, phương tiện sản xuất điện, các dịch vụ vệ sinh và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. ADB cũng hỗ trợ cho việc đẩy mạnh ‘khu vực mềm’, trong đó bao gồm các hiệp định về thương mại và giao thông đồng thời thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường, hỗ trợ các giải pháp năng lượng sạch và ủng hộ những nỗ lực giảm biến đổi khí hậu./.
Theo nội dung bản thông cáo mà Ngân hàng Phát triển (ADB) phát đi ngày hôm nay (2/8), với chủ đề “GMS trong thập kỷ tới: Những lĩnh vực hợp tác mới,” đại diện các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam cùng với các quan chức của ADB hy vọng sẽ thống nhất một kế hoạch hành động về cải thiện giao thông và thuận lợi hóa thương mại ở khu vực GMS. Kế hoạch này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Từ năm 1992, sáu nước GMS đã tham gia vào một chương trình toàn diện về hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp với sự hỗ trợ của ADB và các đối tác phát triển khác.
Kunio Senga, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB phát biểu: “Chỉ trong một thế hệ, các nước khu vực sông Mekong đã chuyển từ xung đột sang hợp tác kinh tế, đạt được những tiến bộ ngoạn mục trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng hơn nữa. Với những nền tảng đã được xây dựng cho thập kỷ tới, chúng tôi dự kiến các nước GMS sẽ đưa các hoạt động hợp tác khu vực của mình lên một mức độ cao hơn nữa, trong đó có những sáng kiến thế hệ hai về hạ tầng phần mềm liên quan đến kết nối cơ sở hạ tầng.”
Ông hy vọng rằng các nước GMS, thông qua các bộ trưởng của nước mình, sẽ thiết lập các biện pháp nhằm đẩy mạnh cơ sở hạ tầng vật chất, tổ chức tốt những giao dịch xuyên biên giới và chi phí vận chuyển, cải thiện môi trường kinh doanh và đảm bảo việc bảo vệ môi trường và xã hội của tiểu vùng.
Với vai trò là Ngân hàng Phát triển khu vực, ADB thúc đẩy hợp tác giữa các nước GMS trong quá trình hiện đại hóa thông qua việc xây dựng đường sá, cảng, đường sắt, phương tiện sản xuất điện, các dịch vụ vệ sinh và nước sạch theo tiêu chuẩn quốc tế. ADB cũng hỗ trợ cho việc đẩy mạnh ‘khu vực mềm’, trong đó bao gồm các hiệp định về thương mại và giao thông đồng thời thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường, hỗ trợ các giải pháp năng lượng sạch và ủng hộ những nỗ lực giảm biến đổi khí hậu./.
Anh Quân (Vietnam+)