Ngày 17/11, hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự Hội nghị chống độc châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 9 với chủ đề "Hợp tác chống độc từ kinh nghiệm khu vực đến tầm nhìn quốc tế" tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh Hội Chống độc châu Á-Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1989 dựa trên ý tưởng của một số nhà độc học với mục đích thúc đẩy việc sử dụng an toàn các chất hóa học, điều trị và kiểm soát ngộ độc.
Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam lần này là dịp để các nhà độc học Việt Nam có cơ hội học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về những thành tựu khoa học trong lĩnh vực độc học trên thế giới; ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh nhân ngộ độc nhằm đưa ngành độc học y khoa Việt Nam bắt kịp với xu hướng trong khu vực và trên thế giới.
Được thành lập từ năm 2003, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của Việt Nam và là đại diện cho ngành độc học của cả nước bước đầu cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động phòng, chống và điều trị ngộ độc.
Trung tâm đã điều trị từ 1.700 đến 1.800 bệnh nhân/năm; tỷ lệ tử vong do ngộ độc giảm từ 8,5% (năm 1998) xuống còn 1,7% (năm 2009); đào tạo trên 1.000 học viên, trong đó có hai khóa phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho các bác sỹ đến từ Ấn Độ thực tập điều trị ngộ độc; 50 công trình nghiên cứu khoa học và đã xuất bản 18 đầu sách về lĩnh vực này.
Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức, sẽ diễn ra trong 3 ngày (17-19/11) với hàng chục bài tham luận tập trung vào các chủ đề: Nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, những biện pháp quản lý nhiễm độc, nhiễm độc phủ tạng, xét nghiệm độc tố, nhiễm độc do tự ý sử dụng thuốc, trung tâm chống độc.../.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh Hội Chống độc châu Á-Thái Bình Dương được thành lập từ năm 1989 dựa trên ý tưởng của một số nhà độc học với mục đích thúc đẩy việc sử dụng an toàn các chất hóa học, điều trị và kiểm soát ngộ độc.
Hội nghị được tổ chức tại Việt Nam lần này là dịp để các nhà độc học Việt Nam có cơ hội học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về những thành tựu khoa học trong lĩnh vực độc học trên thế giới; ứng dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ trong chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh nhân ngộ độc nhằm đưa ngành độc học y khoa Việt Nam bắt kịp với xu hướng trong khu vực và trên thế giới.
Được thành lập từ năm 2003, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của Việt Nam và là đại diện cho ngành độc học của cả nước bước đầu cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động phòng, chống và điều trị ngộ độc.
Trung tâm đã điều trị từ 1.700 đến 1.800 bệnh nhân/năm; tỷ lệ tử vong do ngộ độc giảm từ 8,5% (năm 1998) xuống còn 1,7% (năm 2009); đào tạo trên 1.000 học viên, trong đó có hai khóa phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho các bác sỹ đến từ Ấn Độ thực tập điều trị ngộ độc; 50 công trình nghiên cứu khoa học và đã xuất bản 18 đầu sách về lĩnh vực này.
Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức, sẽ diễn ra trong 3 ngày (17-19/11) với hàng chục bài tham luận tập trung vào các chủ đề: Nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, những biện pháp quản lý nhiễm độc, nhiễm độc phủ tạng, xét nghiệm độc tố, nhiễm độc do tự ý sử dụng thuốc, trung tâm chống độc.../.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)