Trong các ngày từ 21-24/11 tại Jakarta, Indonesia, Hội nghị đồng bằng châu thổ thế giới 2011 đã diễn ra với sự tham dự của trên 100 đại biểu đến từ 15 nước trên thế giới và đại diện nhiều tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban đồng bằng châu thổ quốc gia Indonesia, giáo sư Jan Sopaheluwakan, đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc quản trị bền vững các vùng đồng bằng châu thổ, nơi tập trung tới 50% dân số đô thị của thế giới và hiện đã được coi là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương của Trái Đất.
Ông Sopaheluwakan cho biết hội nghị còn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tương lai của các vùng đồng bằng châu thổ, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của người dân, chính phủ, các nhà khoa học, các học giả và doanh nhân trong nỗ lực bảo tồn các khu vực quan trọng mang tính sống còn này đối với nhân loại.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến các vùng đồng bằng châu thổ, môi trường, biến đổi khí hậu, kết nối các thành phố đồng bằng châu thổ, vai trò của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan Liên hợp quốc trong việc bảo tồn các vùng đồng bằng châu thổ cũng như những thách thức mà các đồng bằng châu thổ phải đối mặt.
Hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận về cách quản trị bền vững và nhất trí đưa ra cam kết chung cũng như các giải pháp bảo vệ các vùng đồng bằng châu thổ, trong đó có việc gây quỹ quốc tế để hỗ trợ các sáng kiến giải quyết vấn đề này.
Các kiến nghị được nhất trí sẽ được đưa ra Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, sẽ diễn ra tại Durban, Nam Phi trong tháng 12 tới./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban đồng bằng châu thổ quốc gia Indonesia, giáo sư Jan Sopaheluwakan, đã nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc quản trị bền vững các vùng đồng bằng châu thổ, nơi tập trung tới 50% dân số đô thị của thế giới và hiện đã được coi là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương của Trái Đất.
Ông Sopaheluwakan cho biết hội nghị còn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tương lai của các vùng đồng bằng châu thổ, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của người dân, chính phủ, các nhà khoa học, các học giả và doanh nhân trong nỗ lực bảo tồn các khu vực quan trọng mang tính sống còn này đối với nhân loại.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến các vùng đồng bằng châu thổ, môi trường, biến đổi khí hậu, kết nối các thành phố đồng bằng châu thổ, vai trò của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan Liên hợp quốc trong việc bảo tồn các vùng đồng bằng châu thổ cũng như những thách thức mà các đồng bằng châu thổ phải đối mặt.
Hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận về cách quản trị bền vững và nhất trí đưa ra cam kết chung cũng như các giải pháp bảo vệ các vùng đồng bằng châu thổ, trong đó có việc gây quỹ quốc tế để hỗ trợ các sáng kiến giải quyết vấn đề này.
Các kiến nghị được nhất trí sẽ được đưa ra Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, sẽ diễn ra tại Durban, Nam Phi trong tháng 12 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)