Ngày 11/12, phát biểu tại Hội nghị quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ hiện nay, giáo dục, dạy nghề đang quên mất quy hoạch phát triển nhân lực.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết thực trạng chất lượng nhân lực không đáp ứng nhu cầu đã được nói từ rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa khắc phục được.
Nếu chỉ nhìn trách nhiệm của ngành giáo dục và dạy nghề thì không đúng vì trước hết chức năng của hai ngành này là đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, thực tế xã hội không "đặt hàng" ngành giáo dục và dạy nghề dạy bao nhiêu người, trình độ gì, chuyên môn gì.
Ngành giáo dục, dạy nghề tự lập kế hoạch đào tạo bao nhiêu nhưng khi được hỏi kế hoạch đó có đúng yêu cầu hay không lại không trả lời được.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ thực trạng, khi tham mưu về nhân lực, ngành giáo dục, dạy nghề chỉ coi nhân lực là một cái phụ hay là một yếu tố để đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng bộ. Ngoài ra, khi các địa phương lập kế hoạch phát triển thì cũng chỉ lo về vốn và đất nhưng không hỏi nhân lực đâu cho phát triển kinh tế. Từ yêu cầu đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có tính khả thi, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần xây dựng quy hoạch về nhân lực để đảm bảo cân đối về nhân lực.
Theo các báo cáo tại hội nghị đánh giá, vùng Đồng bằng sông Hồng có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá so với nhiều vùng trong cả nước. Khu vực này cũng có vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển. Hiện nay, tổng quy mô dân số toàn vùng đạt gần 18,5 triệu người, trong đó có 77% trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên và 9,5% trong độ tuổi học đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng có nhiều hạn chế, khó khăn như đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, sức ép giải quyết việc làm lớn với tỷ lệ thất nghiệp lớn nhất cả nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo dân số vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 21,5-21,8 triệu dân, trong đó có 40% dân số sẽ sống ở khu vực đô thị. Đến năm 2020, vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ có khoảng 13,8-14 triệu lao động và hàng năm có khoảng trên 400.000 người gia nhập thị trường lao động.
Dự kiến, với việc hoàn thiện, xây dựng sàn việc làm và tạo cơ chế tốt hơn cho thị trường lao động, hàng năm vùng Đồng bằng sông Hồng có khả năng giải quyết cho 350-400.000 lao động.
Hội nghị quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; đại diện 11 tỉnh và thành phố trong vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết thực trạng chất lượng nhân lực không đáp ứng nhu cầu đã được nói từ rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa khắc phục được.
Nếu chỉ nhìn trách nhiệm của ngành giáo dục và dạy nghề thì không đúng vì trước hết chức năng của hai ngành này là đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, thực tế xã hội không "đặt hàng" ngành giáo dục và dạy nghề dạy bao nhiêu người, trình độ gì, chuyên môn gì.
Ngành giáo dục, dạy nghề tự lập kế hoạch đào tạo bao nhiêu nhưng khi được hỏi kế hoạch đó có đúng yêu cầu hay không lại không trả lời được.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ thực trạng, khi tham mưu về nhân lực, ngành giáo dục, dạy nghề chỉ coi nhân lực là một cái phụ hay là một yếu tố để đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng bộ. Ngoài ra, khi các địa phương lập kế hoạch phát triển thì cũng chỉ lo về vốn và đất nhưng không hỏi nhân lực đâu cho phát triển kinh tế. Từ yêu cầu đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có tính khả thi, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cần xây dựng quy hoạch về nhân lực để đảm bảo cân đối về nhân lực.
Theo các báo cáo tại hội nghị đánh giá, vùng Đồng bằng sông Hồng có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá so với nhiều vùng trong cả nước. Khu vực này cũng có vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển. Hiện nay, tổng quy mô dân số toàn vùng đạt gần 18,5 triệu người, trong đó có 77% trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên và 9,5% trong độ tuổi học đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng có nhiều hạn chế, khó khăn như đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, sức ép giải quyết việc làm lớn với tỷ lệ thất nghiệp lớn nhất cả nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo dân số vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 21,5-21,8 triệu dân, trong đó có 40% dân số sẽ sống ở khu vực đô thị. Đến năm 2020, vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ có khoảng 13,8-14 triệu lao động và hàng năm có khoảng trên 400.000 người gia nhập thị trường lao động.
Dự kiến, với việc hoàn thiện, xây dựng sàn việc làm và tạo cơ chế tốt hơn cho thị trường lao động, hàng năm vùng Đồng bằng sông Hồng có khả năng giải quyết cho 350-400.000 lao động.
Hội nghị quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; đại diện 11 tỉnh và thành phố trong vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Quảng Ninh./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)