Ngày 19/11, các quan chức và chuyên gia đến từ gần 80 quốc gia bắt đầu thảo luận các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tình trạng thuốc giả, tại hội nghị đầu tiên mang tính toàn cầu về chủ đề trên do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức tại Buenos Aires (Argentina).
Trong cuộc họp kéo dài ba ngày, các chuyên gia sẽ thảo luận những quy định quốc tế bảo đảm quản lý thuốc giả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc cho họ cơ hội tiếp cận thuốc an toàn và có chất lượng.
Tại các phiên thảo luận, các đại biểu cũng sẽ trao đổi kinh nghiệm, xác định sự cần thiết cũng như những trở ngại trong đấu tranh chống thuốc giả, đồng thời đưa ra những khuyến cáo về chính sách nhằm đương đầu có hiệu quả vấn nạn này.
Trong một thông cáo được đưa ra trước hội nghị, WHO cảnh báo tình trạng sản xuất, phân phối và kinh doanh thuốc không đủ chất lượng hoặc bao gói giả mạo không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân, mà còn làm giảm sự tin tưởng của họ đối với thuốc có thể cứu mạng sống của con người và đối với hệ thống y tế và nhân viên y tế, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và các gia đình.
Khoảng 10% thuốc trên thế giới là giả. Thuốc giả có nhiều dạng khác nhau nhưng có điểm chung là việc sử dụng chúng dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh, tăng độc tính, tăng kháng thuốc, thậm chí là tử vong.
Theo số liệu của WHO, trong 12 tháng gần đây nhất, đã có 150 trường hợp tử vong liên quan tới thuốc giả. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng con số này quá nhỏ so với thực tế./.
Trong cuộc họp kéo dài ba ngày, các chuyên gia sẽ thảo luận những quy định quốc tế bảo đảm quản lý thuốc giả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc cho họ cơ hội tiếp cận thuốc an toàn và có chất lượng.
Tại các phiên thảo luận, các đại biểu cũng sẽ trao đổi kinh nghiệm, xác định sự cần thiết cũng như những trở ngại trong đấu tranh chống thuốc giả, đồng thời đưa ra những khuyến cáo về chính sách nhằm đương đầu có hiệu quả vấn nạn này.
Trong một thông cáo được đưa ra trước hội nghị, WHO cảnh báo tình trạng sản xuất, phân phối và kinh doanh thuốc không đủ chất lượng hoặc bao gói giả mạo không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân, mà còn làm giảm sự tin tưởng của họ đối với thuốc có thể cứu mạng sống của con người và đối với hệ thống y tế và nhân viên y tế, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và các gia đình.
Khoảng 10% thuốc trên thế giới là giả. Thuốc giả có nhiều dạng khác nhau nhưng có điểm chung là việc sử dụng chúng dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh, tăng độc tính, tăng kháng thuốc, thậm chí là tử vong.
Theo số liệu của WHO, trong 12 tháng gần đây nhất, đã có 150 trường hợp tử vong liên quan tới thuốc giả. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng con số này quá nhỏ so với thực tế./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)