Cho biết quan điểm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng sau khi dự cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với các bộ, ban, ngành, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng khẳng định Trung ương Hội hoàn toàn nhất trí với báo cáo của Văn phòng Chính phủ và đồng tình với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
["Tiên Lãng đã sai phạm trong giao đất, thu hồi đất"]
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, những quyết định ban hành chưa có sự tham gia ý kiến của hội nông dân địa phương, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân chưa được đảm bảo. Đây là một việc rất cần rút kinh nghiệm.
Theo ông Nguyễn Duy Lượng, vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng là một bài học lớn cho các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức chính trị xã hội. Hiện nay, có rất nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa đến được với nông dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân, cho các cấp Hội và cho cả các công chức Nhà nước là một việc làm rất cần thiết.
Trong những năm qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với các luật sư, luật gia đến các tỉnh thành phố, đến tận các bản làng, thôn xóm để tư vấn pháp luật miễn phí cho nông dân. Công tác này nay càng cần tăng cường hơn nữa.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc ở Tiên Lãng, Trung ương Hội Nông dân đã cử đoàn công tác đi thị sát, nắm bắt tình hình, làm việc với các cấp Hội Nông dân và chính quyền Hải Phòng với mong muốn vụ việc được sớm giải quyết, ổn định tình hình tại địa phương và bảo vệ quyền và lợi ích hợp của nông dân.
Nắm bắt thực tế và nghiên cứu các quy định của pháp luật, Hội Nông dân nhận thấy: quy định đối với đất khai hoang lấn biển phải do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chứ không phải do huyện quyết định như ở Tiên Lãng; vụ việc có những sai phạm trong việc không thống kê, kiểm kê tài sản của người dân trên đất thu hồi; không có phương án đền bù, bồi thường cho người dân; không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi; sai phạm trong cưỡng chế và quản lý tài sản người dân sau cưỡng chế…
Từ vụ việc này, Hội Nông dân Việt Nam đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến thời điểm năm 2013 kết thúc thời hạn giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, trong đó đề xuất trường hợp nếu hết thời hạn hợp đồng, người dân tiếp tục có nhu cầu sử dụng đất, đề nghị các bộ ngành và các cấp chính quyền hướng dẫn người dân chuyển sang hình thức thuê đất theo quy định. Chính phủ cần sớm tổng kết, sửa đổi bổ sung những bất cập của Luật Đất đai để nông dân yên tâm đầu tư, sản xuất, làm ra của cải đóng góp cho xã hội./.
["Tiên Lãng đã sai phạm trong giao đất, thu hồi đất"]
Trong vụ việc ở Tiên Lãng, những quyết định ban hành chưa có sự tham gia ý kiến của hội nông dân địa phương, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân chưa được đảm bảo. Đây là một việc rất cần rút kinh nghiệm.
Theo ông Nguyễn Duy Lượng, vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng là một bài học lớn cho các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức chính trị xã hội. Hiện nay, có rất nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa đến được với nông dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nông dân, cho các cấp Hội và cho cả các công chức Nhà nước là một việc làm rất cần thiết.
Trong những năm qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Hội phối hợp với các luật sư, luật gia đến các tỉnh thành phố, đến tận các bản làng, thôn xóm để tư vấn pháp luật miễn phí cho nông dân. Công tác này nay càng cần tăng cường hơn nữa.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc ở Tiên Lãng, Trung ương Hội Nông dân đã cử đoàn công tác đi thị sát, nắm bắt tình hình, làm việc với các cấp Hội Nông dân và chính quyền Hải Phòng với mong muốn vụ việc được sớm giải quyết, ổn định tình hình tại địa phương và bảo vệ quyền và lợi ích hợp của nông dân.
Nắm bắt thực tế và nghiên cứu các quy định của pháp luật, Hội Nông dân nhận thấy: quy định đối với đất khai hoang lấn biển phải do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chứ không phải do huyện quyết định như ở Tiên Lãng; vụ việc có những sai phạm trong việc không thống kê, kiểm kê tài sản của người dân trên đất thu hồi; không có phương án đền bù, bồi thường cho người dân; không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi; sai phạm trong cưỡng chế và quản lý tài sản người dân sau cưỡng chế…
Từ vụ việc này, Hội Nông dân Việt Nam đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ một số nội dung liên quan đến thời điểm năm 2013 kết thúc thời hạn giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, trong đó đề xuất trường hợp nếu hết thời hạn hợp đồng, người dân tiếp tục có nhu cầu sử dụng đất, đề nghị các bộ ngành và các cấp chính quyền hướng dẫn người dân chuyển sang hình thức thuê đất theo quy định. Chính phủ cần sớm tổng kết, sửa đổi bổ sung những bất cập của Luật Đất đai để nông dân yên tâm đầu tư, sản xuất, làm ra của cải đóng góp cho xã hội./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)