Trong khuôn khổ chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” gắn với chương trình “Du lịch về cội nguồn” năm 2011, Hội phết Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra ngày 15/2, tức 13 tháng Giêng năm Tân Mão.
Đây là lễ hội truyền thống hàng năm của xã Hiền Quan, huyện Tam Nông nhằm tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi giặc xâm lược.
Khoảng 2 vạn người dân xã Hiền Quan và vùng lân cận đã về dự hội và tham gia cướp phết. Năm nay có rất đông người tham gia cướp phết nên việc giằng co, xô đẩy diễn ra rất quyết liệt.
Lễ hội năm nay có 6 quả phết (quả phết hình tròn làm bằng gỗ mít, đường kính 12cm, sơn màu đỏ) và 3 quả chúi (quả chúi như quả phết nhưng nhỏ hơn) được mang ra cho người dân thi thố tài năng.
Sau khi tế lễ tại đền thờ Thiều Hoa công chúa, quả phết được các cụ cao tuổi đưa ra ngoài bãi cát ven sông Hồng. Trên đường đi quả phết được người dân dùng lọng để che. Sau đó, quả phết được cho xuống lò phết (một cái hố được đào dưới cát) và dùng gậy hất lên để người dân cướp phết. Người xưa quan niệm, nếu ai cướp được quả phết thì năm đó gia đình, thậm chí làng đó sẽ gặp nhiều may mắn.
Ông Lê Quốc Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiền Quan cho biết theo thần tích của làng, Thiều Hoa công chúa sinh ngày 2 tháng Giêng năm Quý Tỵ trong một gia đình nghèo ở Động Lăng Sương thuộc huyện Thanh chương, xứ Hưng Hóa. Lúc thiếu thời bà là người khỏe mạnh, lanh lợi và hết lòng yêu thương cha mẹ.
Năm 14 tuổi Thiều Hoa mồ côi cả cha lẫn mẹ phải đi ở chăn trâu. Khi đi chăn trâu, Thiều Hoa đã bày trò chơi đánh phết với lũ trẻ...
Nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, bà vui mừng tìm đến và được Hai Bà Trưng chấp nhận, giao nhiệm vụ trở lại làng Song Quan (nay là xã Hiền Quan) dựng cờ chiêu binh, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị đánh giặc.
Khi chiêu mộ được 500 quân sỹ và huấn luyện tinh thông, bà cho mở tiệc đãi binh và đưa quân về Hát Giang (Mê Linh, Hà Nội ngày nay) giúp Hai Bà Trưng đánh giặc. Thắng giặc bà được phong chức “Tiền tả tướng quân.”
Sau đó, bà xin nhà Vua về tu hành tại Hiền Quan. Trở về Hiền Quan, bà đem tiền Vua ban xây dựng lại đình, chùa, mua đất cho dân, dạy dân làm ăn. Khi bà mất, lăng mộ của bà được đặt bên bờ sông Hồng, và được Vua phong là “Đức Thánh Mẫu Đại Vương” đồng thời cho lập đền thờ tại nơi này.
Cứ đến ngày 12 và 13 tháng Giêng, làng lại tổ chức hội duyệt quân, cướp phết - một trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc mà Thiều Hoa công chúa từng yêu thích để tưởng nhớ ngày bà xuất quân đi đánh giặc./.
Đây là lễ hội truyền thống hàng năm của xã Hiền Quan, huyện Tam Nông nhằm tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi giặc xâm lược.
Khoảng 2 vạn người dân xã Hiền Quan và vùng lân cận đã về dự hội và tham gia cướp phết. Năm nay có rất đông người tham gia cướp phết nên việc giằng co, xô đẩy diễn ra rất quyết liệt.
Lễ hội năm nay có 6 quả phết (quả phết hình tròn làm bằng gỗ mít, đường kính 12cm, sơn màu đỏ) và 3 quả chúi (quả chúi như quả phết nhưng nhỏ hơn) được mang ra cho người dân thi thố tài năng.
Sau khi tế lễ tại đền thờ Thiều Hoa công chúa, quả phết được các cụ cao tuổi đưa ra ngoài bãi cát ven sông Hồng. Trên đường đi quả phết được người dân dùng lọng để che. Sau đó, quả phết được cho xuống lò phết (một cái hố được đào dưới cát) và dùng gậy hất lên để người dân cướp phết. Người xưa quan niệm, nếu ai cướp được quả phết thì năm đó gia đình, thậm chí làng đó sẽ gặp nhiều may mắn.
Ông Lê Quốc Long, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hiền Quan cho biết theo thần tích của làng, Thiều Hoa công chúa sinh ngày 2 tháng Giêng năm Quý Tỵ trong một gia đình nghèo ở Động Lăng Sương thuộc huyện Thanh chương, xứ Hưng Hóa. Lúc thiếu thời bà là người khỏe mạnh, lanh lợi và hết lòng yêu thương cha mẹ.
Năm 14 tuổi Thiều Hoa mồ côi cả cha lẫn mẹ phải đi ở chăn trâu. Khi đi chăn trâu, Thiều Hoa đã bày trò chơi đánh phết với lũ trẻ...
Nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, bà vui mừng tìm đến và được Hai Bà Trưng chấp nhận, giao nhiệm vụ trở lại làng Song Quan (nay là xã Hiền Quan) dựng cờ chiêu binh, luyện tập võ nghệ để chuẩn bị đánh giặc.
Khi chiêu mộ được 500 quân sỹ và huấn luyện tinh thông, bà cho mở tiệc đãi binh và đưa quân về Hát Giang (Mê Linh, Hà Nội ngày nay) giúp Hai Bà Trưng đánh giặc. Thắng giặc bà được phong chức “Tiền tả tướng quân.”
Sau đó, bà xin nhà Vua về tu hành tại Hiền Quan. Trở về Hiền Quan, bà đem tiền Vua ban xây dựng lại đình, chùa, mua đất cho dân, dạy dân làm ăn. Khi bà mất, lăng mộ của bà được đặt bên bờ sông Hồng, và được Vua phong là “Đức Thánh Mẫu Đại Vương” đồng thời cho lập đền thờ tại nơi này.
Cứ đến ngày 12 và 13 tháng Giêng, làng lại tổ chức hội duyệt quân, cướp phết - một trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc mà Thiều Hoa công chúa từng yêu thích để tưởng nhớ ngày bà xuất quân đi đánh giặc./.
Trương Văn Quân (TTXVN/Vietnam+)