Hội thảo khoa học "Danh nhân văn hóa Đông các Đại học sỹ Cao Xuân Dục" đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Nghệ An phối hợp tổ chức ngày 6/12, tại Nghệ An nhân kỷ niệm 170 năm ngày sinh của ông (1842 – 1923).
Cao Xuân Dục là một danh nhân tiêu biểu của Xứ Nghệ giàu truyền thống khoa cử và hiếu học. Hội thảo lần này là dịp để các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn, khai thác đầy đủ hơn các khía cạnh, vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân, qua đó định hướng cho thế hệ sau gìn giữ, phát huy có hiệu quả những di sản mà ông để lại, góp phần tích cực trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
35 báo cáo tại hội thảo của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lịch sử, văn học, văn hoá Việt Nam xoay quanh ba chủ đề “Cuộc đời và con người”, “Sự nghiệp giáo dục, văn hóa” và “Danh nhân văn hóa Cao Xuân Dục với quê hương Nghệ An”.
Hội thảo đã làm nổi bật nguồn gốc và gia thế họ Cao Xuân ở Thịnh Mỹ, Diễn Châu, Nghệ An; cuộc đời cùng chí hướng, nhân cách của Cao Xuân Dục - một con người có ý chí và nghị lực cao, xử lý thông minh, quyết đoán, khôn khéo trước mọi thách thức, đặc biệt là tinh thần dân tộc và tấm lòng nhân ái.
Một số nhà nghiên cứu đã phân tích sâu sắc những quan điểm giáo dục tiến bộ của ông. Là một trí thức Nho giáo, sống giữa buổi giao thời giữa nền giáo dục Nho giáo đã lỗi thời và nền giáo dục Tây Âu đang phát triển, ông vẫn thấy được và thấy đúng tính kế thừa và cách tân. Ông chủ trương “từ bỏ hư văn”, “chú trọng thực học”, nêu cao phương châm “học để làm người”, “học để phục vụ cho đời”.
Các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy, Cao Xuân Dục còn là nhà sử học, nhà địa chí lớn, nhà thơ, nhà văn, nhà luật học, nhà thủy lợi có nhiều cống hiến và quan niệm tiến bộ. Từ khi sinh ra (1842) cho đến khi thi đỗ Cử nhân (1876) và bắt đầu làm quan (1877), ông có 35 năm sống tại quê nhà.
Dưới những góc nhìn và nguồn tư liệu khác nhau, các báo cáo có những khác biệt nhất định và trong “cái thật” cũng có cả “cái ảo” của truyền thuyết, nhưng tất cả đều bày tỏ sự tự hào, ngưỡng mộ của quê hương Nghệ An đối với danh nhân văn hóa Cao Xuân Dục.
Hơn 30 năm làm quan đại thần trong triều định nhà Nguyễn, cùng những năm tháng sống ở quê hương, bằng tài năng, tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục và để lưu giữ, phát triển những vốn văn hóa quý báu của dân tộc, Đông các Đại học sỹ Cao Xuân Dục đã để lại kho tàng tri thức đồ sộ được kết tinh trong hàng chục tác phẩm nghiên cứu, khảo cứu, sáng tác mà đến nay vẫn còn giá trị lớn về học thuật./.
Cao Xuân Dục là một danh nhân tiêu biểu của Xứ Nghệ giàu truyền thống khoa cử và hiếu học. Hội thảo lần này là dịp để các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn, khai thác đầy đủ hơn các khía cạnh, vấn đề liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của danh nhân, qua đó định hướng cho thế hệ sau gìn giữ, phát huy có hiệu quả những di sản mà ông để lại, góp phần tích cực trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
35 báo cáo tại hội thảo của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lịch sử, văn học, văn hoá Việt Nam xoay quanh ba chủ đề “Cuộc đời và con người”, “Sự nghiệp giáo dục, văn hóa” và “Danh nhân văn hóa Cao Xuân Dục với quê hương Nghệ An”.
Hội thảo đã làm nổi bật nguồn gốc và gia thế họ Cao Xuân ở Thịnh Mỹ, Diễn Châu, Nghệ An; cuộc đời cùng chí hướng, nhân cách của Cao Xuân Dục - một con người có ý chí và nghị lực cao, xử lý thông minh, quyết đoán, khôn khéo trước mọi thách thức, đặc biệt là tinh thần dân tộc và tấm lòng nhân ái.
Một số nhà nghiên cứu đã phân tích sâu sắc những quan điểm giáo dục tiến bộ của ông. Là một trí thức Nho giáo, sống giữa buổi giao thời giữa nền giáo dục Nho giáo đã lỗi thời và nền giáo dục Tây Âu đang phát triển, ông vẫn thấy được và thấy đúng tính kế thừa và cách tân. Ông chủ trương “từ bỏ hư văn”, “chú trọng thực học”, nêu cao phương châm “học để làm người”, “học để phục vụ cho đời”.
Các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy, Cao Xuân Dục còn là nhà sử học, nhà địa chí lớn, nhà thơ, nhà văn, nhà luật học, nhà thủy lợi có nhiều cống hiến và quan niệm tiến bộ. Từ khi sinh ra (1842) cho đến khi thi đỗ Cử nhân (1876) và bắt đầu làm quan (1877), ông có 35 năm sống tại quê nhà.
Dưới những góc nhìn và nguồn tư liệu khác nhau, các báo cáo có những khác biệt nhất định và trong “cái thật” cũng có cả “cái ảo” của truyền thuyết, nhưng tất cả đều bày tỏ sự tự hào, ngưỡng mộ của quê hương Nghệ An đối với danh nhân văn hóa Cao Xuân Dục.
Hơn 30 năm làm quan đại thần trong triều định nhà Nguyễn, cùng những năm tháng sống ở quê hương, bằng tài năng, tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục và để lưu giữ, phát triển những vốn văn hóa quý báu của dân tộc, Đông các Đại học sỹ Cao Xuân Dục đã để lại kho tàng tri thức đồ sộ được kết tinh trong hàng chục tác phẩm nghiên cứu, khảo cứu, sáng tác mà đến nay vẫn còn giá trị lớn về học thuật./.
Bích Huệ (TTXVN)