Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hội thảo quốc tế về Biển Đông với chủ đề "Kiểm soát căng thẳng tại Biển Đông" do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức đã diễn ra tại thủ đô Washington D.C trong hai ngày 5-6/6.
Hội thảo có sự tham dự của khoảng 250 đại biểu gồm các quan chức, học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Đoàn Việt Nam gồm Giám đốc Học viện Ngoại giao, tiến sỹ Đặng Đình Quý và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao, tiến sỹ Trần Trường Thủy.
Trong ngày khai mạc, hội thảo đã tập trung vào 3 chủ đề chính là tầm quan trọng của tranh chấp tại Biển Đông, những diễn biến gần đây tại Biển Đông và Biển Đông đối với tình hình chính trị khu vực.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Joseph Yun khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong các yêu sách và tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Tuy nhiên, các yêu sách này cần phải dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Mỹ có lợi ích to lớn từ cách thức giải quyết tranh chấp của các bên liên quan.
Lợi ích của Mỹ là tự do hàng hải trên Biển Đông và việc khai thác tài nguyên Biển Đông một cách hợp pháp. Mỹ không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp; các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như đàm phán ngoại giao, hòa giải với sự trợ giúp của bên thứ ba hoặc trọng tài quốc tế.
Mỹ hy vọng Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm khởi động các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết tranh chấp.
Theo ông, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được những bước tiến nhất định trong cuộc họp cấp chuyên viên ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) vừa qua và hy vọng hai bên có thể bắt đầu thảo luận chính thức về COC vào một thời điểm nào đó trong năm nay.
Ông nhấn mạnh COC là điểm mấu chốt mang lại giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và ngăn chặn xung đột xảy ra ở Biển Đông.
Trong khi đó, ông Gregory Polling, thành viên nghiên cứu Chương trình Đông Nam Á của CSIS, cho rằng các đòi hỏi chủ quyền chồng lấn đối với các đảo và các thực thể địa chất đất, đảo, đá ngoài khơi giữa các nước không thể giải quyết được trong ngắn và trung hạn, và điều quan trọng là phải làm rõ được các khu vực tranh chấp để quản lý và giảm thiểu căng thẳng trong khu vực.
Theo ông, hiện giữa các bên liên quan vẫn chưa có niềm tin và thiện chí cần thiết để tiến tới đàm phán về các yêu sách chủ quyền.
Tranh chấp chủ quyền lãnh hãi ở Biển Đông được các chuyên gia cho là một trong những vấn đề an ninh cấp bách nhất đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội thảo đã tập trung hướng tới việc tìm kiếm những ý tưởng để giải quyết sự khác biệt giữa các bên tranh chấp và giảm thiểu căng thẳng trong khu vực.
Trong ngày 6/6, các đại biểu tiếp tục thảo luận các chủ đề: Vai trò của luật pháp quốc tế trong việc kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông; Các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông./.
Hội thảo có sự tham dự của khoảng 250 đại biểu gồm các quan chức, học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông đến từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.
Đoàn Việt Nam gồm Giám đốc Học viện Ngoại giao, tiến sỹ Đặng Đình Quý và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao, tiến sỹ Trần Trường Thủy.
Trong ngày khai mạc, hội thảo đã tập trung vào 3 chủ đề chính là tầm quan trọng của tranh chấp tại Biển Đông, những diễn biến gần đây tại Biển Đông và Biển Đông đối với tình hình chính trị khu vực.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Joseph Yun khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong các yêu sách và tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải.
Tuy nhiên, các yêu sách này cần phải dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Mỹ có lợi ích to lớn từ cách thức giải quyết tranh chấp của các bên liên quan.
Lợi ích của Mỹ là tự do hàng hải trên Biển Đông và việc khai thác tài nguyên Biển Đông một cách hợp pháp. Mỹ không ủng hộ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp; các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như đàm phán ngoại giao, hòa giải với sự trợ giúp của bên thứ ba hoặc trọng tài quốc tế.
Mỹ hy vọng Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm khởi động các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm giải quyết tranh chấp.
Theo ông, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được những bước tiến nhất định trong cuộc họp cấp chuyên viên ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) vừa qua và hy vọng hai bên có thể bắt đầu thảo luận chính thức về COC vào một thời điểm nào đó trong năm nay.
Ông nhấn mạnh COC là điểm mấu chốt mang lại giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và ngăn chặn xung đột xảy ra ở Biển Đông.
Trong khi đó, ông Gregory Polling, thành viên nghiên cứu Chương trình Đông Nam Á của CSIS, cho rằng các đòi hỏi chủ quyền chồng lấn đối với các đảo và các thực thể địa chất đất, đảo, đá ngoài khơi giữa các nước không thể giải quyết được trong ngắn và trung hạn, và điều quan trọng là phải làm rõ được các khu vực tranh chấp để quản lý và giảm thiểu căng thẳng trong khu vực.
Theo ông, hiện giữa các bên liên quan vẫn chưa có niềm tin và thiện chí cần thiết để tiến tới đàm phán về các yêu sách chủ quyền.
Tranh chấp chủ quyền lãnh hãi ở Biển Đông được các chuyên gia cho là một trong những vấn đề an ninh cấp bách nhất đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hội thảo đã tập trung hướng tới việc tìm kiếm những ý tưởng để giải quyết sự khác biệt giữa các bên tranh chấp và giảm thiểu căng thẳng trong khu vực.
Trong ngày 6/6, các đại biểu tiếp tục thảo luận các chủ đề: Vai trò của luật pháp quốc tế trong việc kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông; Các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông./.
(TTXVN)