Đến dự hội thảo có gần 300 đại biểu, gồm các học giả hàng đầu của Pháp, Bỉ vàAnh về luật biển, các chuyên gia thuộc một số cơ quan nghiên cứu của Pháp và cácnước châu Âu, trong đó có Cố vấn đối ngoại Tổng thống Pháp về các vấn đề chiếnlược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Christian Lechervy.
Hội thảo chia làm ba bàn tròn: bàn tròn thứ nhất nhan đề “Luật Pháp quốc tế nóigì?” bàn về tầm quan trọng của Biển Đông về các mặt chính trị, chiến lược vàkinh tế nhìn dưới góc độ luật pháp quốc tế; bàn tròn thứ hai về tầm quan trọngcủa Biển Đông về chính trị, chiến lược và kinh tế; và bàn tròn thứ ba đánh giákhả năng giải pháp chính trị và quân sự cho các tranh chấp đặt ra.
Các đại biểu đã nghe báo cáo tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu Pháp, Bỉmột số nước châu Âu khác về bối cảnh lịch sử của vấn đề Biển Đông, các cơ sởpháp lý liên quan đến các vấn để địa chính trị, chiến lược và kinh tế Biển Đông.
Nhiều diễn giả bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng nổi lên trong thời gianqua xung quanh các vùng tranh chấp tại Biển Đông, và cho rằng đây là một vấn đềkhông chỉ liên quan đến khu vực mà còn liên quan đến cộng đồng quốc tế.
Các phát biểu đã liên hệ nhiều giữa tình hình tại Biển Đông và sự nổi lên củaTrung Quốc trong thời gian qua, cũng như những diễn biến gần đây ở biển HoaĐông.
Theo một số nhà phân tích, những luận cứ tiếp cận về lịch sử liên quan đếnđường lưỡi bò Trung Quốc cũng như một số luận cứ khác của Trung Quốc về lịch sửvà các vấn đề chủ quyền đưa ra là “không có tính thuyết phục”. Có ý kiến tỏ longại rằng nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách hiện nay thì tình hình tại khu vựcsẽ còn căng thẳng.
Các diễn giả cũng đề xuất một số giải pháp, trong đó các nước ASEAN cần xem xétkhả năng thống nhất đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế, đồng thời cộng đồng quốctế cũng cần quan tâm, đóng góp hơn nữa cho việc giải quyết tình hình tại khuvực./.