Ngày 11/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ tổ chức Hội thảo "Tăng cường quan hệ thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam-Bỉ" nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần nêu rõ Việt Nam là nước nông nghiệp và trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, ngày càng phát huy thế mạnh về xuất khẩu hàng nông sản và thủy sản sang thị trường các nước.
Ông nhấn mạnh lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đang là lĩnh vực được Nhà nước Việt Nam quan tâm và đầu tư nhiều. Đây cũng là lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng và đạt tăng trưởng cao trong những năm qua.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết hội thảo đã giúp giới thiệu về tiềm năng và thế mạnh của các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, kể cả gạo, với thị trường Bỉ và các nước châu Âu. Việt Nam đang rất quan tâm tới thị trường các nước châu Âu, trong đó Bỉ là một thị trường rất nhiều tiềm năng.
Ông bày tỏ hy vọng thông qua hội thảo cũng như việc Việt Nam tham gia Hội chợ thực phẩm quốc tế Brussels, các doanh nghiệp của Bỉ và các nước EU sẽ hiểu biết nhiều hơn về nông sản Việt Nam, và các sản phẩm nông sản Việt Nam sẽ được xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường châu Âu.
Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) Nguyễn Mạnh Dũng cũng nêu rõ xuất khẩu của Việt Nam vào Bỉ tăng đều trong các năm qua và tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Bỉ hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sang các nước thành viên EU.
Hai bên cũng đang tiến hành nghiên cứu nhiều dự án trị giá hàng triệu USD, trong các lĩnh vực khoa học công nghệ như nghiên cứu vật liệu mới, nuôi trồng thủy sản bền vững.
Tuy nhiên, Đại sứ cho biết hiện tại các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam nhập khẩu vào Bỉ chủ yếu để gia công và tái xuất khẩu, và chỉ có một phần nhỏ được sử dụng cho thị trường hơn 10 triệu dân, do vậy kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản của Việt Nam sang Bỉ chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của Việt Nam và chưa xứng tầm với quan hệ thương mại Bỉ-Việt. Từ thực tế đó, công tác xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ đang được Chính phủ hai nước quan tâm và thúc đẩy.
Tại Hội thảo, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giới thiệu chi tiết về thực trạng thương mại nông, lâm, thủy sản và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; đưa ra những số liệu cụ thể về tăng trưởng trong xuất khẩu một số nhóm sản phẩm chủ chốt như thủy sản, nông sản, càphê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, chè, rau quả, gỗ và các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ; nêu rõ xu hướng phát triển trong sản xuất nông lâm thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và xuất khẩu nông lâm thủy sản cũng như giải pháp thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Bỉ nói riêng, và giữa Việt Nam với EU nói chung, trong đó chú trọng việc hai nước thường xuyên trao đổi thông tin về quản lý, cơ chế, chính sách và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ thúc đẩy mở rộng hợp tác thương mại giữa hai bên.
Các doanh nghiệp Bỉ và Việt Nam tham gia hội thảo đã tích cực thảo luận, trực tiếp trao đổi tìm hiểu tiềm năng của nhau và khả năng hợp tác, cũng như tìm hiểu thị hiếu của thị trường./.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần nêu rõ Việt Nam là nước nông nghiệp và trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, ngày càng phát huy thế mạnh về xuất khẩu hàng nông sản và thủy sản sang thị trường các nước.
Ông nhấn mạnh lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đang là lĩnh vực được Nhà nước Việt Nam quan tâm và đầu tư nhiều. Đây cũng là lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng và đạt tăng trưởng cao trong những năm qua.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết hội thảo đã giúp giới thiệu về tiềm năng và thế mạnh của các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, kể cả gạo, với thị trường Bỉ và các nước châu Âu. Việt Nam đang rất quan tâm tới thị trường các nước châu Âu, trong đó Bỉ là một thị trường rất nhiều tiềm năng.
Ông bày tỏ hy vọng thông qua hội thảo cũng như việc Việt Nam tham gia Hội chợ thực phẩm quốc tế Brussels, các doanh nghiệp của Bỉ và các nước EU sẽ hiểu biết nhiều hơn về nông sản Việt Nam, và các sản phẩm nông sản Việt Nam sẽ được xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường châu Âu.
Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) Nguyễn Mạnh Dũng cũng nêu rõ xuất khẩu của Việt Nam vào Bỉ tăng đều trong các năm qua và tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Bỉ hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sang các nước thành viên EU.
Hai bên cũng đang tiến hành nghiên cứu nhiều dự án trị giá hàng triệu USD, trong các lĩnh vực khoa học công nghệ như nghiên cứu vật liệu mới, nuôi trồng thủy sản bền vững.
Tuy nhiên, Đại sứ cho biết hiện tại các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam nhập khẩu vào Bỉ chủ yếu để gia công và tái xuất khẩu, và chỉ có một phần nhỏ được sử dụng cho thị trường hơn 10 triệu dân, do vậy kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản của Việt Nam sang Bỉ chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của Việt Nam và chưa xứng tầm với quan hệ thương mại Bỉ-Việt. Từ thực tế đó, công tác xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ đang được Chính phủ hai nước quan tâm và thúc đẩy.
Tại Hội thảo, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giới thiệu chi tiết về thực trạng thương mại nông, lâm, thủy sản và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; đưa ra những số liệu cụ thể về tăng trưởng trong xuất khẩu một số nhóm sản phẩm chủ chốt như thủy sản, nông sản, càphê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, chè, rau quả, gỗ và các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ; nêu rõ xu hướng phát triển trong sản xuất nông lâm thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và xuất khẩu nông lâm thủy sản cũng như giải pháp thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với Bỉ nói riêng, và giữa Việt Nam với EU nói chung, trong đó chú trọng việc hai nước thường xuyên trao đổi thông tin về quản lý, cơ chế, chính sách và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ thúc đẩy mở rộng hợp tác thương mại giữa hai bên.
Các doanh nghiệp Bỉ và Việt Nam tham gia hội thảo đã tích cực thảo luận, trực tiếp trao đổi tìm hiểu tiềm năng của nhau và khả năng hợp tác, cũng như tìm hiểu thị hiếu của thị trường./.
Thái Vân-Đăng Khoa (TTXVN/Vietnam+