Đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang phải kết nối với sân bay quốc tế Long Thành, bởi đây là sân bay lớn, thay thế sân bay Tân Sơn Nhất.
Lượng hành khách, hàng hóa di chuyển đến và về sân bay này sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu có đường sắt cao tốc. Tuyến đường sắt này khi xây dựng nên ưu tiên làm trước đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sân bay quốc tế Long Thành.
Đó là ý kiến của ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tại hội thảo về phát triển đường sắt Bắc-Nam do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức sáng 13/7 tại Đồng Nai.
Tại hội thảo, các đại biểu của tỉnh Đồng Nai đã tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề thiết lập ga và lựa chọn phương án. Qua thảo luận, đa số đại biểu kiến nghị, khoảng cách 117km giữa 2 ga Long Thành (Đồng Nai) và Phan Thiết (Bình Thuận) là quá xa.
Tỉnh Đồng Nai mong muốn các bên liên quan mở thêm 1 ga ở thị xã Long Khánh - trung tâm của nhiều huyện thị và là nơi kinh tế phát triển mạnh trong tương lai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đồng ý với phương án 1 của phía JICA, theo đó, đường sắt cao tốc sẽ không đi qua các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Vĩnh, dự kiến năm 2020 sân bay quốc tế Long Thành sẽ đưa vào sử dụng, tuyến đường này đi qua sân bay là hợp lý; tương lai các huyện có đường sắt đi qua kinh tế cũng sẽ phát triển mạnh, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa vì thế cũng tăng lên.
Theo ông Iwata Shizuo, Trưởng đoàn nghiên cứu thuộc Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang có tổng chiều dài 370km; tốc độ tối đa 300km/giờ; đường đôi khổ 1435mm.
Tuyến đường sẽ đi qua nhiều đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Tháp Chàm… với 6 ga được xây dựng. Riêng đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa trên nghiên cứu của mình JICA đưa ra 3 phương án với các hướng tuyến khác nhau./.
Lượng hành khách, hàng hóa di chuyển đến và về sân bay này sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu có đường sắt cao tốc. Tuyến đường sắt này khi xây dựng nên ưu tiên làm trước đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sân bay quốc tế Long Thành.
Đó là ý kiến của ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tại hội thảo về phát triển đường sắt Bắc-Nam do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức sáng 13/7 tại Đồng Nai.
Tại hội thảo, các đại biểu của tỉnh Đồng Nai đã tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề thiết lập ga và lựa chọn phương án. Qua thảo luận, đa số đại biểu kiến nghị, khoảng cách 117km giữa 2 ga Long Thành (Đồng Nai) và Phan Thiết (Bình Thuận) là quá xa.
Tỉnh Đồng Nai mong muốn các bên liên quan mở thêm 1 ga ở thị xã Long Khánh - trung tâm của nhiều huyện thị và là nơi kinh tế phát triển mạnh trong tương lai. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đồng ý với phương án 1 của phía JICA, theo đó, đường sắt cao tốc sẽ không đi qua các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Vĩnh, dự kiến năm 2020 sân bay quốc tế Long Thành sẽ đưa vào sử dụng, tuyến đường này đi qua sân bay là hợp lý; tương lai các huyện có đường sắt đi qua kinh tế cũng sẽ phát triển mạnh, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa vì thế cũng tăng lên.
Theo ông Iwata Shizuo, Trưởng đoàn nghiên cứu thuộc Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang có tổng chiều dài 370km; tốc độ tối đa 300km/giờ; đường đôi khổ 1435mm.
Tuyến đường sẽ đi qua nhiều đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Tháp Chàm… với 6 ga được xây dựng. Riêng đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa trên nghiên cứu của mình JICA đưa ra 3 phương án với các hướng tuyến khác nhau./.
Công Phong (TTXVN)