Chiều 11/5, Hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại Hà Nội - Mátxcơva 2012 đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội thảo do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Nga tổ chức.
Dự Hội thảo có lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Việt Nam, Bộ trưởng Thương mại Ủy ban kinh tế Á- Âu Andrey Aleksandovich Slepnev (Liên bang Nga) cùng đại diện các doanh nghiệp.
T ại hội thảo, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giới thiệu tiềm năng đầu tư hấp dẫn của Thủ đô sau khi Thủ tướng phê duyệt 2 quy hoạch lớn của Hà Nội: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Hà Nội sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Liên bang Nga có biến chuyển tích cực ngay từ đầu năm 2012.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga trong 3 tháng đầu năm đạt 519,6 triệu USD, tăng 20,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 311,2 triệu USD, tăng 30,8%; nhập khẩu từ Nga đạt 208,4 triệu USD, tăng 7,7%; xuất siêu 102,8 triệu USD. Kế hoạch hành động trung hạn chung trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đến năm 2012 được Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga thông qua đã đặt mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều đạt 3 tỉ USD vào năm 2012 và 10 tỉ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Nga hiện nay hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định; số lượng doanh nghiệp có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Nga rất ít. Vì vậy, khó có thể thường xuyên theo dõi và nắm vững những biến đổi, nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có những điều chỉnh và chiến lược phù hợp.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của bạn còn khá phổ biến và khó dự báo, nhất là đối với mặt hàng nông, thủy hải sản. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga đề nghị Chính phủ hai nước cần phấn đấu tuân thủ các thông lệ thương mại quốc tế, tiến tới xóa bỏ rào cản thương mại để tự do hóa tăng cao. Những thủ tục phức tạp về hải quan, những cản trở về thanh toán xuất khập khẩu cần được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại song phương giữa hai nước phát triển.
Nhân dịp này, thành phố Hà Nội giới thiệu dự án Trung tâm Văn hóa, Thương mại (đa chức năng) và Khách sạn Hà Nội-Mátxcơva với tổng số vốn đầu tư gần 200 triệu USD, là công trình hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Mátxcơva.
Sau khi hoàn thành, tổ hợp này sẽ là nơi giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga, là đầu mối thông tin về thị trường và đối tác cho các doanh nghiệp hai nước. Đây cũng sẽ là địa điểm lý tưởng để các công ty, doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện hay mở showroom trưng bày, giới thiệu hàng hóa vào thị trường Nga./.
Hội thảo do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Nga tổ chức.
Dự Hội thảo có lãnh đạo các bộ, ban, ngành của Việt Nam, Bộ trưởng Thương mại Ủy ban kinh tế Á- Âu Andrey Aleksandovich Slepnev (Liên bang Nga) cùng đại diện các doanh nghiệp.
T ại hội thảo, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giới thiệu tiềm năng đầu tư hấp dẫn của Thủ đô sau khi Thủ tướng phê duyệt 2 quy hoạch lớn của Hà Nội: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Hà Nội sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô và đất nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Liên bang Nga có biến chuyển tích cực ngay từ đầu năm 2012.
Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga trong 3 tháng đầu năm đạt 519,6 triệu USD, tăng 20,22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 311,2 triệu USD, tăng 30,8%; nhập khẩu từ Nga đạt 208,4 triệu USD, tăng 7,7%; xuất siêu 102,8 triệu USD. Kế hoạch hành động trung hạn chung trong lĩnh vực thương mại và đầu tư đến năm 2012 được Ủy ban liên Chính phủ Việt-Nga thông qua đã đặt mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều đạt 3 tỉ USD vào năm 2012 và 10 tỉ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Nga hiện nay hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định; số lượng doanh nghiệp có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Nga rất ít. Vì vậy, khó có thể thường xuyên theo dõi và nắm vững những biến đổi, nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có những điều chỉnh và chiến lược phù hợp.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của bạn còn khá phổ biến và khó dự báo, nhất là đối với mặt hàng nông, thủy hải sản. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga đề nghị Chính phủ hai nước cần phấn đấu tuân thủ các thông lệ thương mại quốc tế, tiến tới xóa bỏ rào cản thương mại để tự do hóa tăng cao. Những thủ tục phức tạp về hải quan, những cản trở về thanh toán xuất khập khẩu cần được gỡ bỏ, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại song phương giữa hai nước phát triển.
Nhân dịp này, thành phố Hà Nội giới thiệu dự án Trung tâm Văn hóa, Thương mại (đa chức năng) và Khách sạn Hà Nội-Mátxcơva với tổng số vốn đầu tư gần 200 triệu USD, là công trình hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Mátxcơva.
Sau khi hoàn thành, tổ hợp này sẽ là nơi giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga, là đầu mối thông tin về thị trường và đối tác cho các doanh nghiệp hai nước. Đây cũng sẽ là địa điểm lý tưởng để các công ty, doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện hay mở showroom trưng bày, giới thiệu hàng hóa vào thị trường Nga./.
Thanh Bình (TTXVN)