Ngày 10/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bà Irina Bokova đã kêu gọi các nước trên thế giới tăng cường đổi mới giáo dục để đảm bảo giáo dục chất lượng và bình đẳng.
Tại Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Giáo dục toàn cầu ở thủ đô London của Anh, bà Bokova khẳng định vai trò không thể thiếu của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đảm bảo chất lượng và cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho người dân trên thế giới, ngay cả ở các nước kém phát triển.
Bà nhấn mạnh thế hệ trẻ ngày nay cần được trang bị những kỹ năng hiện đại và tận dụng các công nghệ mới cho thị trường lao động. Công nghệ có thể nhân lên nhiều lần sức mạnh của giáo dục, vì vậy công nghệ cần được hoà nhập với giáo dục cùng với những phương thức giảng dạy mới.
Tổng Giám đốc Bokova kêu gọi các nước tăng cường quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân, rút ra những kinh nghiệm từ thực tế tốt nhất trong một thế giới đang biến đổi.
Theo bà, UNESCO đang nỗ lực cải thiện kỹ năng của giáo viên và định ra các tiêu chuẩn tài năng thông qua dự án khuôn khổ kỹ năng thông tin và truyền thông cho các giáo viên. Khuôn khổ này áp dụng các nguyên tắc hướng dẫn giúp các nhà giáo dục tận dụng công nghệ để phát triển kỹ năng và tăng cường tri thức.
Dự án được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa Hội Quốc tế về công nghệ giáo dục và các chuyên gia của cộng đồng tri thức toàn cầu với các đối tác tư nhân là các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Micrsoft, Cisco, Intel…Theo bà, đối tác giữa khu vực công và tư như vậy sẽ giúp định hình thế kỷ 21.
Tổng Giám đốc UNESCO cũng lưu ý rằng, dù giáo dục đã được cải thiện nhiều kể từ năm 2000, nhưng với mức độ này, thế giới vẫn không thể đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015.
Ước tính đến năm 2015, vẫn có khoảng 67 triệu trẻ em trên thế giới không được đến trường, gần 800 triệu người trưởng thành vẫn mù chữ và 67 triệu người trưởng thành không được hưởng thụ giáo dục trung học./.
Tại Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Giáo dục toàn cầu ở thủ đô London của Anh, bà Bokova khẳng định vai trò không thể thiếu của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đảm bảo chất lượng và cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho người dân trên thế giới, ngay cả ở các nước kém phát triển.
Bà nhấn mạnh thế hệ trẻ ngày nay cần được trang bị những kỹ năng hiện đại và tận dụng các công nghệ mới cho thị trường lao động. Công nghệ có thể nhân lên nhiều lần sức mạnh của giáo dục, vì vậy công nghệ cần được hoà nhập với giáo dục cùng với những phương thức giảng dạy mới.
Tổng Giám đốc Bokova kêu gọi các nước tăng cường quan hệ đối tác với khu vực kinh tế tư nhân, rút ra những kinh nghiệm từ thực tế tốt nhất trong một thế giới đang biến đổi.
Theo bà, UNESCO đang nỗ lực cải thiện kỹ năng của giáo viên và định ra các tiêu chuẩn tài năng thông qua dự án khuôn khổ kỹ năng thông tin và truyền thông cho các giáo viên. Khuôn khổ này áp dụng các nguyên tắc hướng dẫn giúp các nhà giáo dục tận dụng công nghệ để phát triển kỹ năng và tăng cường tri thức.
Dự án được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa Hội Quốc tế về công nghệ giáo dục và các chuyên gia của cộng đồng tri thức toàn cầu với các đối tác tư nhân là các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Micrsoft, Cisco, Intel…Theo bà, đối tác giữa khu vực công và tư như vậy sẽ giúp định hình thế kỷ 21.
Tổng Giám đốc UNESCO cũng lưu ý rằng, dù giáo dục đã được cải thiện nhiều kể từ năm 2000, nhưng với mức độ này, thế giới vẫn không thể đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015.
Ước tính đến năm 2015, vẫn có khoảng 67 triệu trẻ em trên thế giới không được đến trường, gần 800 triệu người trưởng thành vẫn mù chữ và 67 triệu người trưởng thành không được hưởng thụ giáo dục trung học./.
(TTXVN/Vietnam+)