Theo các công bố ngày 20/4, François Hollande đang dẫn trước Nicolas Sarkozy 4 trên tổng số 6 cuộc thăm dò đối với vòng một bầu cử, với số điểm đạt được từ 27% (của Viện LH2) đến 30% (BVA), số điểm cao nhất mà Hollande giành được kể từ 6 tháng qua.
Ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) chỉ đứng sau Sarkozy tại cuộc điều tra do Viện IFOP tiến hành, với 26%, kém đối thủ 2%.
Tổng thống mãn nhiệm đã cho thấy sự thụt lùi liên tục trong những ngày sát bầu cử và chỉ giành được từ 25% (CSA) đến 26,5% (LH2 và BVA) số phiếu ủng hộ của cử tri.
Tại vòng hai, ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) luôn dẫn trước đối thủ Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP) Nicolas Sarkozy với khoảng cách từ 7 đến 14%, một khoảng cách tương đối lớn. Theo Viện IPSOS, Hollande nhận được sự ủng hộ từ đông đảo cử tri của ứng cử viên Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Mélenchon (khoảng 80%) trong khi Sarkozy chỉ tập hợp được 45% toàn thể cử tri của ứng cử viên Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen.
Cuộc đua giành vị trí thứ 3 giữa Marine Le Pen và Jean-Luc Mélenchon có vẻ như đang mang lại lợi thế cho ứng cử viên FN. Với kết quả từ 14% (BVA) đến 17% (TNS Sofres), Marine Le Pen gần như luôn dẫn trước đối thủ cánh tả cấp tiến, người chỉ tập hợp được từ 13% (TNS Sofres) đến 15% (LH2) phiếu bầu sau một vài tuần trở thành hiện tượng trong chiến dịch vận động. Chỉ có Viện BVA cho thấy một kết quả thăm dò ngang bằng giữa hai ứng cử viên này (14%).
Đây là các thăm dò dư luận cuối cùng được công bố trước bầu cử vòng một diễn ra ngày chủ nhật 22/4 bởi theo luật bầu cử của Pháp, mọi điều tra dư luận đều bị cấm công bố kết quả kể từ 24 giờ ngày 20/4.
Luôn bị đánh giá thấp hơn đối thủ cánh tả tại bầu cử vòng hai, Sarkozy đang rất muốn nắm bắt mọi cơ hội để cải thiện tình hình. Ngày 20/4, Tổng thống mãn nhiệm Pháp tuyên bố muốn tổ chức hai cuộc tranh luận trực tiếp với Hollande trên truyền hình thay vì một cuộc "đấu khẩu" như các cuộc bầu cử trước đây.
Ứng cử viên UMP đề nghị phải có một buổi tranh luận về các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước, một buổi về các vấn đề quốc tế nổi cộm và mỗi buổi phải kéo dài một tiếng rưỡi. Ông nhắc lại rằng tại cuộc bầu cử sơ bộ của PS cuối năm 2011, Hollande từng đề xuất phải tổ chức 3 cuộc tranh luận như vậy. Tuy nhiên, ứng cử viên PS đã đáp lại rằng chỉ cần tổ chức một "cuộc tranh luận lớn với thời lượng cần thiết và đề cập tới mọi chủ đề" là đủ.
Theo giới phân tích, cuộc tranh luận xét cho cùng chỉ xoay quanh một vấn đề đơn giản là làm thế nào giảm thâm thủng ngân sách. Đến nay, toàn thể cử tri Pháp đều đã biết biện pháp khắc phục của hai ứng cử viên hàng đầu. Nếu đắc cử, Sarkozy sẽ thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu công, trong khi Hollande sẽ áp dụng chính sách tăng thuế, đặc biệt thuế đối với người giàu. Nói tóm lại, đối với cử tri Pháp, việc lựa chọn tổng thống năm 2012 thực chất là lựa chọn giữa hai chính sách căn bản này.
Kể từ khi chính thức tuyên bố tranh cử (ngày 16/2) đến nay, Tổng thống mãn nhiệm Pháp đã thực hiện tổng cộng 58 lần di chuyển để vận động tranh cử, tức là gần như ngày nào ông cũng có cuộc tiếp xúc với cử tri.
Khởi đầu từ Annecy, một thành trì của cánh hữu, ông đã kết thúc "cuộc đua vòng quanh nước Pháp" của mình tại thành phố Nice, nơi cũng được coi là "thánh địa lịch sử" của cánh hữu và là "kho phiếu bầu" cho ông ở vòng một. Thông qua nơi khởi đầu và kết thúc này, Sarkozy muốn minh họa việc ông vẫn rất trân trọng các giá trị của cánh hữu. Tuy nhiên, sâu xa mà nói, ông muốn giành tối đa phiếu bầu từ cử tri truyền thống của phe cực hữu và hạn chế tối đa ảnh hưởng của Mặt trận Quốc gia của bà Le Pen khi bầu cử vòng một chỉ còn cách vài ngày.
Giới phân tích đều nhất trí cho rằng Sarkozy đang đặt mục tiêu giành một kết quả cao nhất có thể làm ưu tiên hàng đầu để có thể tạo một sự năng động mới tại vòng hai. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ không dễ đạt được nếu Marine Le Pen đạt được một tỉ lệ phiếu bầu rất cao.
Nếu tình huống trên xảy ra, giai đoạn còn lại trong chiến dịch của ông sẽ mất đi sự năng động và để giành được số phiếu chuyển tiếp của toàn thể cử tri dân tộc chủ nghĩa cho vòng hai, ông sẽ phải tiếp tục vay mượn các chủ đề truyền thống của FN, đồng thời phải tìm cách giành được tối đa sự ủng hộ từ các cử tri trung dung của ứng cử viên Françoi Bayrou cũng như của "đa số im lặng."
Tính đến thời điểm chót, những người ủng hộ ứng cử viên Phong trào Dân chủ (MoDem) Bayrou, người nhận được khoảng 10% phiếu bầu tại 6 cuộc thăm dò dư luận vòng một, được phân bổ tương đối đều cho hai ứng cử viên vào vòng hai, với 33% bỏ phiếu cho Hollande và 35% ủng hộ Sarkozy (32 chưa bày tỏ quan điểm).
Kết quả thăm dò của Viện CSA cho biết trước bầu cử vòng một 2 ngày, vẫn còn một bộ phận đáng kể cử tri chưa muốn bày tỏ quan điểm ủng hộ ứng cử viên nào và có khoảng 38% số người được hỏi cho biết có thể thay đổi ý kiến trước chủ nhật 22/4. Sarkozy đang trông đợi rất nhiều vào bộ phận cử tri này./.
Ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) chỉ đứng sau Sarkozy tại cuộc điều tra do Viện IFOP tiến hành, với 26%, kém đối thủ 2%.
Tổng thống mãn nhiệm đã cho thấy sự thụt lùi liên tục trong những ngày sát bầu cử và chỉ giành được từ 25% (CSA) đến 26,5% (LH2 và BVA) số phiếu ủng hộ của cử tri.
Tại vòng hai, ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) luôn dẫn trước đối thủ Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP) Nicolas Sarkozy với khoảng cách từ 7 đến 14%, một khoảng cách tương đối lớn. Theo Viện IPSOS, Hollande nhận được sự ủng hộ từ đông đảo cử tri của ứng cử viên Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Mélenchon (khoảng 80%) trong khi Sarkozy chỉ tập hợp được 45% toàn thể cử tri của ứng cử viên Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen.
Cuộc đua giành vị trí thứ 3 giữa Marine Le Pen và Jean-Luc Mélenchon có vẻ như đang mang lại lợi thế cho ứng cử viên FN. Với kết quả từ 14% (BVA) đến 17% (TNS Sofres), Marine Le Pen gần như luôn dẫn trước đối thủ cánh tả cấp tiến, người chỉ tập hợp được từ 13% (TNS Sofres) đến 15% (LH2) phiếu bầu sau một vài tuần trở thành hiện tượng trong chiến dịch vận động. Chỉ có Viện BVA cho thấy một kết quả thăm dò ngang bằng giữa hai ứng cử viên này (14%).
Đây là các thăm dò dư luận cuối cùng được công bố trước bầu cử vòng một diễn ra ngày chủ nhật 22/4 bởi theo luật bầu cử của Pháp, mọi điều tra dư luận đều bị cấm công bố kết quả kể từ 24 giờ ngày 20/4.
Luôn bị đánh giá thấp hơn đối thủ cánh tả tại bầu cử vòng hai, Sarkozy đang rất muốn nắm bắt mọi cơ hội để cải thiện tình hình. Ngày 20/4, Tổng thống mãn nhiệm Pháp tuyên bố muốn tổ chức hai cuộc tranh luận trực tiếp với Hollande trên truyền hình thay vì một cuộc "đấu khẩu" như các cuộc bầu cử trước đây.
Ứng cử viên UMP đề nghị phải có một buổi tranh luận về các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước, một buổi về các vấn đề quốc tế nổi cộm và mỗi buổi phải kéo dài một tiếng rưỡi. Ông nhắc lại rằng tại cuộc bầu cử sơ bộ của PS cuối năm 2011, Hollande từng đề xuất phải tổ chức 3 cuộc tranh luận như vậy. Tuy nhiên, ứng cử viên PS đã đáp lại rằng chỉ cần tổ chức một "cuộc tranh luận lớn với thời lượng cần thiết và đề cập tới mọi chủ đề" là đủ.
Theo giới phân tích, cuộc tranh luận xét cho cùng chỉ xoay quanh một vấn đề đơn giản là làm thế nào giảm thâm thủng ngân sách. Đến nay, toàn thể cử tri Pháp đều đã biết biện pháp khắc phục của hai ứng cử viên hàng đầu. Nếu đắc cử, Sarkozy sẽ thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu công, trong khi Hollande sẽ áp dụng chính sách tăng thuế, đặc biệt thuế đối với người giàu. Nói tóm lại, đối với cử tri Pháp, việc lựa chọn tổng thống năm 2012 thực chất là lựa chọn giữa hai chính sách căn bản này.
Kể từ khi chính thức tuyên bố tranh cử (ngày 16/2) đến nay, Tổng thống mãn nhiệm Pháp đã thực hiện tổng cộng 58 lần di chuyển để vận động tranh cử, tức là gần như ngày nào ông cũng có cuộc tiếp xúc với cử tri.
Khởi đầu từ Annecy, một thành trì của cánh hữu, ông đã kết thúc "cuộc đua vòng quanh nước Pháp" của mình tại thành phố Nice, nơi cũng được coi là "thánh địa lịch sử" của cánh hữu và là "kho phiếu bầu" cho ông ở vòng một. Thông qua nơi khởi đầu và kết thúc này, Sarkozy muốn minh họa việc ông vẫn rất trân trọng các giá trị của cánh hữu. Tuy nhiên, sâu xa mà nói, ông muốn giành tối đa phiếu bầu từ cử tri truyền thống của phe cực hữu và hạn chế tối đa ảnh hưởng của Mặt trận Quốc gia của bà Le Pen khi bầu cử vòng một chỉ còn cách vài ngày.
Giới phân tích đều nhất trí cho rằng Sarkozy đang đặt mục tiêu giành một kết quả cao nhất có thể làm ưu tiên hàng đầu để có thể tạo một sự năng động mới tại vòng hai. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ không dễ đạt được nếu Marine Le Pen đạt được một tỉ lệ phiếu bầu rất cao.
Nếu tình huống trên xảy ra, giai đoạn còn lại trong chiến dịch của ông sẽ mất đi sự năng động và để giành được số phiếu chuyển tiếp của toàn thể cử tri dân tộc chủ nghĩa cho vòng hai, ông sẽ phải tiếp tục vay mượn các chủ đề truyền thống của FN, đồng thời phải tìm cách giành được tối đa sự ủng hộ từ các cử tri trung dung của ứng cử viên Françoi Bayrou cũng như của "đa số im lặng."
Tính đến thời điểm chót, những người ủng hộ ứng cử viên Phong trào Dân chủ (MoDem) Bayrou, người nhận được khoảng 10% phiếu bầu tại 6 cuộc thăm dò dư luận vòng một, được phân bổ tương đối đều cho hai ứng cử viên vào vòng hai, với 33% bỏ phiếu cho Hollande và 35% ủng hộ Sarkozy (32 chưa bày tỏ quan điểm).
Kết quả thăm dò của Viện CSA cho biết trước bầu cử vòng một 2 ngày, vẫn còn một bộ phận đáng kể cử tri chưa muốn bày tỏ quan điểm ủng hộ ứng cử viên nào và có khoảng 38% số người được hỏi cho biết có thể thay đổi ý kiến trước chủ nhật 22/4. Sarkozy đang trông đợi rất nhiều vào bộ phận cử tri này./.
Nguyễn Tuyên (Vietnam+)