Thị trường điện ảnh ngày càng phát triển của Trung Quốc khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của các đại gia Hollywood, khi họ thậm chí còn đặt mục tiêu doanh thu cao hơn cả tỷ lệ đặt ra ở quê nhà.
Các bộ phim theo phong cách châu Á và nhất là Trung Quốc đang dần trở nên quen thuộc với Hollywood, nhất khi thị trường Mỹ vừa chạm đáy doanh thu phòng vé thấp nhất 16 năm qua. Giờ đây, một số xưởng phim lớn nhất của Mỹ thậm chí còn bắt đầu mở trụ sở chính tại Trung Quốc.
Hãng Dreamworks Animation vừa thành lập công ty liên doanh tại Trung Quốc, trong khi xưởng Legendary, nơi tạo ra thành công của loạt phim “Batman” những năm gần đây hay các loạt phim “Titans”, “Hangover” cũng đang phát triển một công ty.
Keanu Reeves, nam diễn viên nổi tiếng Hollywood, đang trong quá trình thực hiện bộ phim đầu tiên do anh đạo diễn mang tên “Man of Tai Chi,” hiện đang quay tại Trung Quốc.
Theo nhà sản xuất phim Tracey Trench, người từng thực hiện các bộ phim “Just Married” và “Ever After,” đây là “một thời đểm vô cùng thú vị.”
Phát biểu tại Hội chợ Filmart tổ chức mới đây tại Hong Kong, bà nhận định: “Mỹ vẫn đang là thị trường lớn nhất. Song trong 10 năm tới, chúng tôi có thể sẽ không còn ở vị trí đó nữa, mọi thứ đều sẽ thay đổi.”
Các bộ phim được trình chiếu tại Trung Quốc liên tục phá các kỷ lục và lập ra những cột mốc mới, khi trong năm 11 đã thu về tổng cộng 13,1 tỷ Nhân dân tệ (2,07 tỷ USD) - hơn 30 phần trăm so với năm trước.
Sẽ có thêm 2500 rạp chiếu mới được mở khắp cả nước trong năm nay, biến đây thành thị trường lớn thứ ba thế giới chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Đây là điều hoàn toàn trái ngược so với sự sụt giảm tại nền điện ảnh Hoa Kỳ.
Hiệp hội Điện Ảnh (MPA) cho biết doanh thu phòng vé tại Mỹ và Canada trong khoảng từ năm 2007 tới 2011 chỉ tăng có 6.3 phần trăm lên mức 10,2 tỷ USD. Con số này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 38 phần trăm và 9 tỷ USD.
Tác phẩm ăn khách nhất của Trung Quốc năm ngoái là “Kim lăng thập tam hoa” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, có sự tham gia của nam diễn viễn Mỹ từng giành giải Oscar Christian Bale.
Bộ phim mang về 90 triệu USD tại Trung Quốc đồng thời mang về đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại giải Quả Cầu Vàng danh giá của Mỹ.
Hollywood ngày càng tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc. Theo nhà biên kịch Glenn Berger, người đứng đằng sau thành công của hai tập phim hoạt hình "Kungfu Panda," có “rất nhiều câu truyện bạn có thể khai thác và Trung Quốc đang là nơi mà người ta muốn khám phá nhiều hơn.”
Về "Kungfu Panda," ông chia sẻ: “Chúng tôi chỉ muốn kể một câu truyện về một nhân vật bị đánh giá thấp, chứ không phải một tác phẩm Trung Quốc điển hình.”
“Song cả hai tập đều rất được đón nhận tại thị trường Trung Quốc bởi khán giả tại đây tin rằng tác phẩm rất tôn trọng văn hóa Trung Hoa.”
"Kungfu Panda" đã thu về 630 triệu USD toàn cầu, trong đó 26 triệu USD đến từ thị trường Trung Quốc.
Năm nay, hội chợ Filmart tại Hong Kong thu hút tới 5700 người mua và 648 sản phẩm được trưng bày, tăng 14 phần trăm so với năm ngoái. Đây là một trong ba hội chợ về điện ảnh, giải trí quan trọng nhất thế giới hàng năm.
Theo các chuyên gia trong ngành, khán giả Trung Quốc thường thích các bộ phim có liên quan tới Trung Quốc hay văn hóa của nước này.
Nhà biên kịch người Mỹ gốc Trung Quốc Rita Hsiao, từng viết kịch bản “Toy Story 2” và phim hoạt hình “Mulan” (Mộc lan - câu truyện về người chiến binh nữ huyền thoại của Trung Quốc tòng quân thay cha) nhận xét: “Khán giả muốn được cảm thấy sự kết nối giữa họ và bộ phim.”
“Nếu bạn có thể gửi một thông điệp toàn cầu qua phim ảnh và nó thật sự hấp dẫn, mọi người ở khắp nơi đều có thể cảm thấy sự kết nối.”
Một trong những rào cản lớn nhất của các nhà làm phim nước ngoài khi vào thị trường Trung Quốc là luật pháp giới hạn số lượng phim quốc tế được quay tại đây chỉ là 20.
Điều này khiến các xưởng phim phải đồng hợp tác với đối tác Trung Quốc hoặc chấp nhận bị cấm trình chiếu tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Berger khẳng định, chất lượng vẫn là điều quan trọng nhất để kéo khán giả tới rạp: “Một bộ phim hay phải có đủ mọi yếu tố, chứ không chỉ bởi nó được quay tại Trung Quốc.”/.
Các bộ phim theo phong cách châu Á và nhất là Trung Quốc đang dần trở nên quen thuộc với Hollywood, nhất khi thị trường Mỹ vừa chạm đáy doanh thu phòng vé thấp nhất 16 năm qua. Giờ đây, một số xưởng phim lớn nhất của Mỹ thậm chí còn bắt đầu mở trụ sở chính tại Trung Quốc.
Hãng Dreamworks Animation vừa thành lập công ty liên doanh tại Trung Quốc, trong khi xưởng Legendary, nơi tạo ra thành công của loạt phim “Batman” những năm gần đây hay các loạt phim “Titans”, “Hangover” cũng đang phát triển một công ty.
Keanu Reeves, nam diễn viên nổi tiếng Hollywood, đang trong quá trình thực hiện bộ phim đầu tiên do anh đạo diễn mang tên “Man of Tai Chi,” hiện đang quay tại Trung Quốc.
Theo nhà sản xuất phim Tracey Trench, người từng thực hiện các bộ phim “Just Married” và “Ever After,” đây là “một thời đểm vô cùng thú vị.”
Phát biểu tại Hội chợ Filmart tổ chức mới đây tại Hong Kong, bà nhận định: “Mỹ vẫn đang là thị trường lớn nhất. Song trong 10 năm tới, chúng tôi có thể sẽ không còn ở vị trí đó nữa, mọi thứ đều sẽ thay đổi.”
Các bộ phim được trình chiếu tại Trung Quốc liên tục phá các kỷ lục và lập ra những cột mốc mới, khi trong năm 11 đã thu về tổng cộng 13,1 tỷ Nhân dân tệ (2,07 tỷ USD) - hơn 30 phần trăm so với năm trước.
Sẽ có thêm 2500 rạp chiếu mới được mở khắp cả nước trong năm nay, biến đây thành thị trường lớn thứ ba thế giới chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Đây là điều hoàn toàn trái ngược so với sự sụt giảm tại nền điện ảnh Hoa Kỳ.
Hiệp hội Điện Ảnh (MPA) cho biết doanh thu phòng vé tại Mỹ và Canada trong khoảng từ năm 2007 tới 2011 chỉ tăng có 6.3 phần trăm lên mức 10,2 tỷ USD. Con số này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 38 phần trăm và 9 tỷ USD.
Tác phẩm ăn khách nhất của Trung Quốc năm ngoái là “Kim lăng thập tam hoa” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, có sự tham gia của nam diễn viễn Mỹ từng giành giải Oscar Christian Bale.
Bộ phim mang về 90 triệu USD tại Trung Quốc đồng thời mang về đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại giải Quả Cầu Vàng danh giá của Mỹ.
Hollywood ngày càng tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc. Theo nhà biên kịch Glenn Berger, người đứng đằng sau thành công của hai tập phim hoạt hình "Kungfu Panda," có “rất nhiều câu truyện bạn có thể khai thác và Trung Quốc đang là nơi mà người ta muốn khám phá nhiều hơn.”
Về "Kungfu Panda," ông chia sẻ: “Chúng tôi chỉ muốn kể một câu truyện về một nhân vật bị đánh giá thấp, chứ không phải một tác phẩm Trung Quốc điển hình.”
“Song cả hai tập đều rất được đón nhận tại thị trường Trung Quốc bởi khán giả tại đây tin rằng tác phẩm rất tôn trọng văn hóa Trung Hoa.”
"Kungfu Panda" đã thu về 630 triệu USD toàn cầu, trong đó 26 triệu USD đến từ thị trường Trung Quốc.
Năm nay, hội chợ Filmart tại Hong Kong thu hút tới 5700 người mua và 648 sản phẩm được trưng bày, tăng 14 phần trăm so với năm ngoái. Đây là một trong ba hội chợ về điện ảnh, giải trí quan trọng nhất thế giới hàng năm.
Theo các chuyên gia trong ngành, khán giả Trung Quốc thường thích các bộ phim có liên quan tới Trung Quốc hay văn hóa của nước này.
Nhà biên kịch người Mỹ gốc Trung Quốc Rita Hsiao, từng viết kịch bản “Toy Story 2” và phim hoạt hình “Mulan” (Mộc lan - câu truyện về người chiến binh nữ huyền thoại của Trung Quốc tòng quân thay cha) nhận xét: “Khán giả muốn được cảm thấy sự kết nối giữa họ và bộ phim.”
“Nếu bạn có thể gửi một thông điệp toàn cầu qua phim ảnh và nó thật sự hấp dẫn, mọi người ở khắp nơi đều có thể cảm thấy sự kết nối.”
Một trong những rào cản lớn nhất của các nhà làm phim nước ngoài khi vào thị trường Trung Quốc là luật pháp giới hạn số lượng phim quốc tế được quay tại đây chỉ là 20.
Điều này khiến các xưởng phim phải đồng hợp tác với đối tác Trung Quốc hoặc chấp nhận bị cấm trình chiếu tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Berger khẳng định, chất lượng vẫn là điều quan trọng nhất để kéo khán giả tới rạp: “Một bộ phim hay phải có đủ mọi yếu tố, chứ không chỉ bởi nó được quay tại Trung Quốc.”/.
L.Q (Vietnam+)