Trong các ngày từ 3-5/9, hơn 1 triệu học sinh Thủ đô Hà Nội từ mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đã náo nức khai trường, bước vào năm học mới 2010-2011, với không khí thi đua sôi nổi hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Năm học 2010-2011, ngành Giáo dục-Đào tạo Thủ đô phấn đấu thực hiện tốt chủ đề năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.”
Ngành Giáo dục Hà Nội cũng quyết tâm triển khai hiệu quả cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời duy trì nền nếp, kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Đặc biệt, từ năm học này, các trường học Hà Nội sẽ tổ chức giảng dạy, học tập bộ tài liệu “ Giáo dục nếp sống thanh lịch-văn minh cho học sinh Thủ đô,” chú trọng đặc biệt đến hành vi, ứng xử, lời ăn, tiếng nói của học sinh Thủ đô, nhằm phát huy truyền thống thanh lịch của người Tràng An.
Sau hai năm hợp nhất, ngành Giáo dục Hà Nội đã cơ bản ổn định, các cơ chế chính sách, nội dung chỉ đạo định hướng về công tác giáo dục-đào tạo giữa các vùng miền của Hà Nội mở rộng dần được tháo gỡ và rút ngắn khoảng cách.
Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường học và Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Các đề án cũng đang được tích cực triển khai như Đề án “Nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non Hà Nội đến năm 2015” với kinh phí thực hiện trên 3.000 tỷ đồng, Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa Giáo dục-Đào tạo giai đoạn 2009-2015” với kinh phí trên 5.438 tỷ đồng đồng thời tổ chức biên soạn, triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Hà Nội với kinh phí thực hiện 11 tỷ đồng.
Năm 2010, Hà Nội ưu tiên dành 2.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa trường học. Ủy ban nhân dân thành phố và các quận, huyện đã đầu tư hơn 1.030 tỷ đồng xây mới 24 trường học.
Năm học này, việc đầu tư ngân sách xóa phòng học tạm, phòng học cấp 4 của tất cả cấp học trên địa bàn 29 quận, huyện tiếp tục được chú trọng theo phương châm xây dựng đồng bộ trên mặt bằng tổng thể của trường học, đảm bảo kiên cố, đạt chuẩn quốc gia và tránh lãng phí.
Thành phố còn dành 100 tỷ đồng thực hiện chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh trường học, 150 tỷ đồng xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch cho 1018 trường tiểu học và trung học cơ sở tại địa bàn các quận, huyện, thị xã./.
Năm học 2010-2011, ngành Giáo dục-Đào tạo Thủ đô phấn đấu thực hiện tốt chủ đề năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.”
Ngành Giáo dục Hà Nội cũng quyết tâm triển khai hiệu quả cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đồng thời duy trì nền nếp, kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Đặc biệt, từ năm học này, các trường học Hà Nội sẽ tổ chức giảng dạy, học tập bộ tài liệu “ Giáo dục nếp sống thanh lịch-văn minh cho học sinh Thủ đô,” chú trọng đặc biệt đến hành vi, ứng xử, lời ăn, tiếng nói của học sinh Thủ đô, nhằm phát huy truyền thống thanh lịch của người Tràng An.
Sau hai năm hợp nhất, ngành Giáo dục Hà Nội đã cơ bản ổn định, các cơ chế chính sách, nội dung chỉ đạo định hướng về công tác giáo dục-đào tạo giữa các vùng miền của Hà Nội mở rộng dần được tháo gỡ và rút ngắn khoảng cách.
Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường học và Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Các đề án cũng đang được tích cực triển khai như Đề án “Nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non Hà Nội đến năm 2015” với kinh phí thực hiện trên 3.000 tỷ đồng, Đề án “Đẩy mạnh xã hội hóa Giáo dục-Đào tạo giai đoạn 2009-2015” với kinh phí trên 5.438 tỷ đồng đồng thời tổ chức biên soạn, triển khai giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Hà Nội với kinh phí thực hiện 11 tỷ đồng.
Năm 2010, Hà Nội ưu tiên dành 2.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa trường học. Ủy ban nhân dân thành phố và các quận, huyện đã đầu tư hơn 1.030 tỷ đồng xây mới 24 trường học.
Năm học này, việc đầu tư ngân sách xóa phòng học tạm, phòng học cấp 4 của tất cả cấp học trên địa bàn 29 quận, huyện tiếp tục được chú trọng theo phương châm xây dựng đồng bộ trên mặt bằng tổng thể của trường học, đảm bảo kiên cố, đạt chuẩn quốc gia và tránh lãng phí.
Thành phố còn dành 100 tỷ đồng thực hiện chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh trường học, 150 tỷ đồng xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch cho 1018 trường tiểu học và trung học cơ sở tại địa bàn các quận, huyện, thị xã./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)