Từ tháng 6/2011, sau ba năm triển khai, chương trình "Sản xuất và Thương mại xanh nhằm tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người nghèo” đã giúp 4.038 hộ gia đình ở bốn tỉnh (Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An) và 198 doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ chương trình. Kết quả này vừa được công bố trong hội nghị tổng kết chương trình diễn ra sáng nay (20/6) tại Hà Nội.
Chương trình này được Quỹ các mục tiêu thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cũng như nỗ lực tăng cường phối hợp giữa 5 cơ quan Liên Hợp Quốc gồm: Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Hội nghị về thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) và Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNIDO).
Hoạt động chương trình tập trung vào 5 chuỗi giá trị bao gồm: Mây, tre; nuôi tằm và dệt lụa; cói; sơn mài và giấy thủ công. Cách tiếp cận của chương trình là phát triển những chuỗi giá trị “xanh,” hỗ trợ người nghèo và phát triển bền vững với môi trường, thúc đẩy người dân trồng, thu gom nguyên liệu và sản xuất, nâng cao kỹ năng, cải tiến sản phẩm đồng thời tìm cơ hội liên kết với thị trường tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Bên cạnh đó, dự án này còn đạt được những kết quả quan trọng như: Tập huấn canh tác và thu hoạch các cây nguyên liệu cho người dân; phân phát giống và các nguyên liệu đầu vào khác; dạy nghề và tập huấn về kỹ năng kinh doanh, sản xuất sạch hơn, hình thành nhóm kinh doanh, an toàn vệ sinh lao động cho người sản xuất thủ công; thúc đẩy liên kết kinh doanh trong các chuỗi giá trị; giới thiệu các công cụ và thiết bị cải tiến đồng thời tập huấn kỹ năng doanh nhân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng năng lực cho các tổ chức hỗ trợ về Phát triển kinh tế địa phương (LED) và xúc tiến thương mại. Đặc biệt, ở cả bốn tỉnh nói trên, thu nhập của người hưởng lợi từ chương trình đều tăng. Trong đó, người hưởng lợi ở Thanh Hóa có tổng thu nhập cao nhất (62,9 triệu đồng/năm) và thu nhập từ các sản phẩm được khảo sát cao nhất (45,7% triệu đồng đối với chuỗi giá trị dâu tằm tơ, thổ cẩm và 14,1 triệu đồng cho các sản phẩm được khảo sát nói chung). Tỷ lệ tăng thu nhập thực tế ròng từ các sản phẩm được khảo sát ở Thanh Hóa là 56,8% và riêng trong chuỗi giá trị dâu tằm tơ, thổ cẩm lên tới 189,9%. Theo ông Lê Bá Ngọc, Phó Giám đốc chương trình, Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT)-Đối tác chính điều hành và thực hiện các kết quả của chương trình, chương trình đã góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập và việc làm cho những người hưởng lợi là nông dân nghèo ở bốn tỉnh. Chương trình cũng đáp ứng tốt với những thách thức về phát triển quan trọng cấp bách là cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông thôn, nhóm dân tộc thiểu số và các vấn đề môi trường.
Chương trình này được Quỹ các mục tiêu thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cũng như nỗ lực tăng cường phối hợp giữa 5 cơ quan Liên Hợp Quốc gồm: Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Hội nghị về thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) và Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNIDO).
Hoạt động chương trình tập trung vào 5 chuỗi giá trị bao gồm: Mây, tre; nuôi tằm và dệt lụa; cói; sơn mài và giấy thủ công. Cách tiếp cận của chương trình là phát triển những chuỗi giá trị “xanh,” hỗ trợ người nghèo và phát triển bền vững với môi trường, thúc đẩy người dân trồng, thu gom nguyên liệu và sản xuất, nâng cao kỹ năng, cải tiến sản phẩm đồng thời tìm cơ hội liên kết với thị trường tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Bên cạnh đó, dự án này còn đạt được những kết quả quan trọng như: Tập huấn canh tác và thu hoạch các cây nguyên liệu cho người dân; phân phát giống và các nguyên liệu đầu vào khác; dạy nghề và tập huấn về kỹ năng kinh doanh, sản xuất sạch hơn, hình thành nhóm kinh doanh, an toàn vệ sinh lao động cho người sản xuất thủ công; thúc đẩy liên kết kinh doanh trong các chuỗi giá trị; giới thiệu các công cụ và thiết bị cải tiến đồng thời tập huấn kỹ năng doanh nhân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng năng lực cho các tổ chức hỗ trợ về Phát triển kinh tế địa phương (LED) và xúc tiến thương mại. Đặc biệt, ở cả bốn tỉnh nói trên, thu nhập của người hưởng lợi từ chương trình đều tăng. Trong đó, người hưởng lợi ở Thanh Hóa có tổng thu nhập cao nhất (62,9 triệu đồng/năm) và thu nhập từ các sản phẩm được khảo sát cao nhất (45,7% triệu đồng đối với chuỗi giá trị dâu tằm tơ, thổ cẩm và 14,1 triệu đồng cho các sản phẩm được khảo sát nói chung). Tỷ lệ tăng thu nhập thực tế ròng từ các sản phẩm được khảo sát ở Thanh Hóa là 56,8% và riêng trong chuỗi giá trị dâu tằm tơ, thổ cẩm lên tới 189,9%. Theo ông Lê Bá Ngọc, Phó Giám đốc chương trình, Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT)-Đối tác chính điều hành và thực hiện các kết quả của chương trình, chương trình đã góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập và việc làm cho những người hưởng lợi là nông dân nghèo ở bốn tỉnh. Chương trình cũng đáp ứng tốt với những thách thức về phát triển quan trọng cấp bách là cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông thôn, nhóm dân tộc thiểu số và các vấn đề môi trường.
Tăng trưởng thu nhập của những người hưởng lợi từ chương trình: Thu nhập trung bình hàng năm của các hộ trong nhóm mẫu tăng từ 27,7 triệu đồng (2009) lên 58,4 triệu đồng (2012), tăng 110,8%. Thu nhập trung bình hàng năm từ các sản phẩm điều tra tăng từ 4,7 triệu đồng (2009) lên 9,2 triệu đồng (2012), tăng 97,5%. Số hộ gia đình có đủ lương thực hàng ngày tăng từ 82,2% lên 86,4%. Trong số những người hưởng lợi từ chương trình thì số hộ có mức sống dưới chuẩn nghèo quốc gia giảm từ 88 hộ (2009) xuống còn 65 hộ (2012) giảm 26,1%./. |
Thanh Tâm (Vietnam+)