Hội nghị tập huấn một số văn bản pháp luật mới và nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc sở tư pháp các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam., tổ chức ngày 22/6, tại thành phố Cần Thơ.
Hội nghị nhằm giúp các chuyên viên và cộng tác viên trợ giúp pháp lý nâng cao kiến thức pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý, những nguyên tắc cơ bản phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của hoạt động trợ giúp pháp lý.
Theo báo cáo của Cục Trợ giúp pháp lý, cuối năm 2009 qua khảo sát và lấy ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng của người dân được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc đã hoàn thành.
Kết quả cho thấy, có hơn 81% hài lòng với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và chỉ có gần 19% chưa hài lòng với thái độ, cách thức tiếp dân và nội dụng trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên.
Bên cạnh đó, Cục Trợ giúp pháp lý cũng lấy ý kiến nhận xét của các thẩm phán đã trực tiếp xét xử các vụ án có trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên tham gia tranh tụng ở chín trung tâm trợ giúp pháp lý trong cả nước.
Có gần 78% ý kiến của thẩm phán phản ánh tinh thần tích cực, ý thức trách nhiệm cao của trợ giúp viên pháp lý, luật sư khi tham gia tố tụng. Chỉ có hơn 22% thẩm phán có ý kiến cho rằng một số trợ giúp viên pháp lý, luật sư còn hạn chế về năng lực khi tranh luận tại tòa.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý và đề ra biện pháp giải quyết, đánh giá chất lượng vụ việc sau hai năm thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được giải đáp một số vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, những quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất giá đất thu hồi đất bồi thường và hỗ trợ tái định cư.
Tiến sỹ Tạ Thị Minh Lý, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cho biết trợ giúp pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Qua hai năm triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn đáng giá chất lượng trong quản lý chuyên ngành và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý, nhìn chung, phần lớn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc sở tư pháp thuộc các tỉnh, thành điều thực hiện quản lý, đánh giá chất lượng vụ việc theo quy định của Bộ tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, công tác này mới chỉ tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý theo dự án “Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, giai đoạn 2005-2009.” Riêng các vụ việc trợ giúp pháp lý hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng như các nguồn kinh phí khác thì việc đánh giá còn mang tính hình thức.
Tiến sỹ Lý nhấn mạnh do tính chất mới mẻ và phức tạp của hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý nên Cục Trợ giúp pháp lý đã tiến hành đánh giá điểm tại một số địa phương để vừa nắm bắt chất lượng vụ việc, vừa hướng dẫn các Trung tâm về kỹ năng đánh giá./.
Hội nghị nhằm giúp các chuyên viên và cộng tác viên trợ giúp pháp lý nâng cao kiến thức pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý, những nguyên tắc cơ bản phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của hoạt động trợ giúp pháp lý.
Theo báo cáo của Cục Trợ giúp pháp lý, cuối năm 2009 qua khảo sát và lấy ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng của người dân được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc đã hoàn thành.
Kết quả cho thấy, có hơn 81% hài lòng với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và chỉ có gần 19% chưa hài lòng với thái độ, cách thức tiếp dân và nội dụng trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên.
Bên cạnh đó, Cục Trợ giúp pháp lý cũng lấy ý kiến nhận xét của các thẩm phán đã trực tiếp xét xử các vụ án có trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên tham gia tranh tụng ở chín trung tâm trợ giúp pháp lý trong cả nước.
Có gần 78% ý kiến của thẩm phán phản ánh tinh thần tích cực, ý thức trách nhiệm cao của trợ giúp viên pháp lý, luật sư khi tham gia tố tụng. Chỉ có hơn 22% thẩm phán có ý kiến cho rằng một số trợ giúp viên pháp lý, luật sư còn hạn chế về năng lực khi tranh luận tại tòa.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý và đề ra biện pháp giải quyết, đánh giá chất lượng vụ việc sau hai năm thực hiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được giải đáp một số vướng mắc liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, những quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất giá đất thu hồi đất bồi thường và hỗ trợ tái định cư.
Tiến sỹ Tạ Thị Minh Lý, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cho biết trợ giúp pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho các đối tượng thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Qua hai năm triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn đáng giá chất lượng trong quản lý chuyên ngành và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý, nhìn chung, phần lớn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc sở tư pháp thuộc các tỉnh, thành điều thực hiện quản lý, đánh giá chất lượng vụ việc theo quy định của Bộ tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, công tác này mới chỉ tập trung vào các vụ việc trợ giúp pháp lý theo dự án “Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, giai đoạn 2005-2009.” Riêng các vụ việc trợ giúp pháp lý hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng như các nguồn kinh phí khác thì việc đánh giá còn mang tính hình thức.
Tiến sỹ Lý nhấn mạnh do tính chất mới mẻ và phức tạp của hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý nên Cục Trợ giúp pháp lý đã tiến hành đánh giá điểm tại một số địa phương để vừa nắm bắt chất lượng vụ việc, vừa hướng dẫn các Trung tâm về kỹ năng đánh giá./.
Thanh Sang (TTXVN/Vietnam+)