"Hợp tác phát triển kinh tế-du lịch Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC)" là chủ đề Hội thảo quốc tế do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, ngày 28/7.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền các tỉnh trên EWEC của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar; các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế-du lịch, các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài nước...
Hơn 20 tham luận của các đại biểu trong và ngoài nước đã khẳng định tiềm năng, lợi thế và cơ hội to lớn của EWEC trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ ở các địa phương của 4 quốc gia hưởng lợi từ EWEC; đánh giá tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Trị trên EWEC trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và giao lưu văn hóa; xác định các luận cứ khoa học làm căn cứ để các địa phương trên EWEC đề ra chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp phát triển kinh tế, thương mại và du lịch; thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phát triển.
EWEC là một trong 3 sáng kiến về Hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) do ADB và Nhật Bản khởi xướng, đã được thảo luận thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia GMS gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, lần thứ 8 tổ chức tại Philippines tháng 10/1998 và được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào Chương trình hành động Hà Nội tháng 12/1998.
Hành lang kinh tế là ý tưởng về việc sử dụng sự kết nối về giao thông, năng lượng, du lịch và chính sách thuận lợi cho khu vực tư nhân... nhằm tận dụng lợi thế về quy mô để phát huy các tiềm năng phát triển giữa các vùng, miền của các nước GMS nằm dọc hành lang. EWEC dài 1450km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cản Mawlomyine (Myanmar) đi qua Thái Lan, Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) và kết thúc tại cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, từ khi cầu Hữu Nghị II nối tỉnh Savannakhet (Lào) với Mucdahan (Thái Lan) được khánh thành năm 2006, EWEC chính thức đánh dấu sự khai thông. Đây là điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác phát triển kinh tế của các nước trên trục EWEC, nhất là phát triển du lịch-dịch vụ.
Với vị trí là cửa ngõ quan trọng của EWEC về phía Việt Nam, Quảng Trị có vị trí đầu mối để thu hút đầu tư, giao thương, giao lưu văn hóa, thu hút khách du lịch các nước GMS, đặc biệt là các nước trên EWEC và các nước thứ 3 vào miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, Quảng Trị cũng là đầu mối, điểm kết nối giữa 3 sản phẩm du lịch là: EWEC- Con đường di sản miền Trung-Con đường huyền thoại, cộng với những điều kiện tự nhiên và hệ thống di tích lịch sử đồ sộ, Quảng Trị có nhiều tiềm năng trở thành một điểm đến nổi trội của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên du lịch Quảng Trị chỉ có thể phát triển mạnh trong thế liên kết với các tỉnh miền Trung Việt Nam và các địa phương trên EWEC, các nước trong khu vực.
Ông Lê Triệu Dũng, Phó vụ Trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho rằng, sự ra đời của EWEC đem lại lợi ích thiết thực lâu dài cho các quốc gia thành viên; mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên. EWEC có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay vẫn chủ yếu là du lịch đường không. Du lịch đường bộ mới chỉ có tuyến Thái Lan-Lào là tương đối phát triển.
Tiến sĩ Khăm Phởi Phăn Thả Chon, Phó tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet (Lào) cho biết, tuyến đường 9 trên EWEC qua địa bàn đã được Chính phủ Lào đưa vào dự án phát triển và thúc đẩy du lịch-dịch vụ, góp phần không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và sự phát triển du lịch nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay địa phương này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như về cơ sở hạ tầng, mức đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế...
Kế hoạch phát triển du lịch của địa phương này đến năm 2015 sẽ tăng lượng khách du lịch lên hơn 2 triệu lượt khách. Muốn đạt mục tiêu trên, cần phải tổ chức thực hiện tốt những dự án du lịch bằng nguồn vốn của chính phủ và tranh thủ sự hỗ trợ của nước ngoài; cần gắn kết hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 3 tỉnh của 3 nước là Quảng Trị (Việt Nam)-Savannakhet (Lào) và Mucdahan (Thái Lan), tạo tiền đề hội nhập và hợp tác cùng cộng đồng ASEAN.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch trên EWEC như: các quốc gia trong vùng cần tiếp thị tiểu vùng như một điểm đến duy nhất với chiến lược quảng cáo chung để tạo sức mạnh tổng hợp; nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi lại trong khu vực EWEC; giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí, áp dụng công nghệ tiên tiến kiểm soát tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ, sân bay, hải cảng. Ký kết các văn bản hợp tác giữa các dự án về lĩnh vực du lịch của các nước trên EWEC nhằm tránh trùng lặp các hoạt động; thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận ba bên Việt Nam-Lào-Thái Lan về vận tải khách du lịch./.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền các tỉnh trên EWEC của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar; các nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế-du lịch, các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài nước...
Hơn 20 tham luận của các đại biểu trong và ngoài nước đã khẳng định tiềm năng, lợi thế và cơ hội to lớn của EWEC trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ ở các địa phương của 4 quốc gia hưởng lợi từ EWEC; đánh giá tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Trị trên EWEC trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và giao lưu văn hóa; xác định các luận cứ khoa học làm căn cứ để các địa phương trên EWEC đề ra chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp phát triển kinh tế, thương mại và du lịch; thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phát triển.
EWEC là một trong 3 sáng kiến về Hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) do ADB và Nhật Bản khởi xướng, đã được thảo luận thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia GMS gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, lần thứ 8 tổ chức tại Philippines tháng 10/1998 và được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào Chương trình hành động Hà Nội tháng 12/1998.
Hành lang kinh tế là ý tưởng về việc sử dụng sự kết nối về giao thông, năng lượng, du lịch và chính sách thuận lợi cho khu vực tư nhân... nhằm tận dụng lợi thế về quy mô để phát huy các tiềm năng phát triển giữa các vùng, miền của các nước GMS nằm dọc hành lang. EWEC dài 1450km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cản Mawlomyine (Myanmar) đi qua Thái Lan, Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) và kết thúc tại cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, từ khi cầu Hữu Nghị II nối tỉnh Savannakhet (Lào) với Mucdahan (Thái Lan) được khánh thành năm 2006, EWEC chính thức đánh dấu sự khai thông. Đây là điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác phát triển kinh tế của các nước trên trục EWEC, nhất là phát triển du lịch-dịch vụ.
Với vị trí là cửa ngõ quan trọng của EWEC về phía Việt Nam, Quảng Trị có vị trí đầu mối để thu hút đầu tư, giao thương, giao lưu văn hóa, thu hút khách du lịch các nước GMS, đặc biệt là các nước trên EWEC và các nước thứ 3 vào miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, Quảng Trị cũng là đầu mối, điểm kết nối giữa 3 sản phẩm du lịch là: EWEC- Con đường di sản miền Trung-Con đường huyền thoại, cộng với những điều kiện tự nhiên và hệ thống di tích lịch sử đồ sộ, Quảng Trị có nhiều tiềm năng trở thành một điểm đến nổi trội của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên du lịch Quảng Trị chỉ có thể phát triển mạnh trong thế liên kết với các tỉnh miền Trung Việt Nam và các địa phương trên EWEC, các nước trong khu vực.
Ông Lê Triệu Dũng, Phó vụ Trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho rằng, sự ra đời của EWEC đem lại lợi ích thiết thực lâu dài cho các quốc gia thành viên; mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương thành viên. EWEC có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay vẫn chủ yếu là du lịch đường không. Du lịch đường bộ mới chỉ có tuyến Thái Lan-Lào là tương đối phát triển.
Tiến sĩ Khăm Phởi Phăn Thả Chon, Phó tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet (Lào) cho biết, tuyến đường 9 trên EWEC qua địa bàn đã được Chính phủ Lào đưa vào dự án phát triển và thúc đẩy du lịch-dịch vụ, góp phần không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và sự phát triển du lịch nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay địa phương này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như về cơ sở hạ tầng, mức đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế...
Kế hoạch phát triển du lịch của địa phương này đến năm 2015 sẽ tăng lượng khách du lịch lên hơn 2 triệu lượt khách. Muốn đạt mục tiêu trên, cần phải tổ chức thực hiện tốt những dự án du lịch bằng nguồn vốn của chính phủ và tranh thủ sự hỗ trợ của nước ngoài; cần gắn kết hơn nữa mối quan hệ hợp tác của 3 tỉnh của 3 nước là Quảng Trị (Việt Nam)-Savannakhet (Lào) và Mucdahan (Thái Lan), tạo tiền đề hội nhập và hợp tác cùng cộng đồng ASEAN.
Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch trên EWEC như: các quốc gia trong vùng cần tiếp thị tiểu vùng như một điểm đến duy nhất với chiến lược quảng cáo chung để tạo sức mạnh tổng hợp; nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi lại trong khu vực EWEC; giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí, áp dụng công nghệ tiên tiến kiểm soát tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế đường bộ, sân bay, hải cảng. Ký kết các văn bản hợp tác giữa các dự án về lĩnh vực du lịch của các nước trên EWEC nhằm tránh trùng lặp các hoạt động; thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận ba bên Việt Nam-Lào-Thái Lan về vận tải khách du lịch./.
Vương Lợi (TTXVN)