Trong hai ngày 15, 16/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển.”
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam và một số nước có nhiều thành tựu trong nghiên cứu, khảo sát, điều tra tài nguyên, môi trường biển như Mỹ, Nga, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đây cũng là dịp các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đánh giá những kết quả, thành tựu hợp tác đã đạt được, trên cơ sở đó, cùng đề xuất một số nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị những giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu biển.
Phó giáo sư-tiến sỹ Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch khoa học của Hội thảo cho biết Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng tới 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và gần 2.700 hải đảo.
Do vậy, công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển là một trong những hướng hoạt động trọng tâm và lâu dài của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong những năm qua, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã liên tục mở rộng các hoạt động và hoàn thành nhiều chương trình, dự án lớn về lĩnh vực biển.
Theo tiến sỹ Scott Harper thuộc Văn phòng nghiên cứu Hải quân (Hoa Kỳ), trong vài năm trở lại đây, Mỹ đã có nhiều chương trình hợp tác hiệu quả với Việt Nam trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển.
Đặc biệt, Mỹ đã ký kết một số văn bản thỏa thuận hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực hải quân với Bộ Khoa học và Công nghệ trong tháng 5/2011.
Hai nước sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ hợp tác trong nhiều chương trình trong đó chú trọng các vấn đề về Biển Đông, Hải dương học, địa chất biển, lưu vực sông Mekong, biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tại Hội thảo đã nghe báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các vấn đề thực trạng và định hướng hợp tác quốc tế về biển ở Việt Nam; kết quả và bài học kinh nghiệm về hợp tác quốc tế trong điều tra sinh học biển ở Việt Nam; hợp tác Việt Nam-ASEAN trong điều tra nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển…/.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam và một số nước có nhiều thành tựu trong nghiên cứu, khảo sát, điều tra tài nguyên, môi trường biển như Mỹ, Nga, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đây cũng là dịp các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đánh giá những kết quả, thành tựu hợp tác đã đạt được, trên cơ sở đó, cùng đề xuất một số nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị những giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong điều tra nghiên cứu biển.
Phó giáo sư-tiến sỹ Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch khoa học của Hội thảo cho biết Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng tới 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và gần 2.700 hải đảo.
Do vậy, công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển là một trong những hướng hoạt động trọng tâm và lâu dài của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong những năm qua, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã liên tục mở rộng các hoạt động và hoàn thành nhiều chương trình, dự án lớn về lĩnh vực biển.
Theo tiến sỹ Scott Harper thuộc Văn phòng nghiên cứu Hải quân (Hoa Kỳ), trong vài năm trở lại đây, Mỹ đã có nhiều chương trình hợp tác hiệu quả với Việt Nam trong lĩnh vực điều tra nghiên cứu tài nguyên môi trường biển.
Đặc biệt, Mỹ đã ký kết một số văn bản thỏa thuận hợp tác, nghiên cứu trong lĩnh vực hải quân với Bộ Khoa học và Công nghệ trong tháng 5/2011.
Hai nước sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ hợp tác trong nhiều chương trình trong đó chú trọng các vấn đề về Biển Đông, Hải dương học, địa chất biển, lưu vực sông Mekong, biến đổi khí hậu.
Các đại biểu tại Hội thảo đã nghe báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về các vấn đề thực trạng và định hướng hợp tác quốc tế về biển ở Việt Nam; kết quả và bài học kinh nghiệm về hợp tác quốc tế trong điều tra sinh học biển ở Việt Nam; hợp tác Việt Nam-ASEAN trong điều tra nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển…/.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)