Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh vừa chọn được 31 mẫu sản phẩm để trao giải cuộc thi sáng tác sản phẩm lưu niệm và quà tặng Huế.
Có 58 đơn vị với 176 bộ sản phẩm thuộc năm nhóm ngành, hàng gửi mẫu dự thi là mộc mỹ nghệ, chạm khảm xương...; các sản phẩm khác từ gỗ, thêu, dệt...; các sản phẩm từ kim loại, mây tre, đan lát...; sản phẩm có nguyên liệu từ mây tre, giấy, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ gốm truyền thống. 101 sản phẩm vào vòng sơ loại để chọn 31 mẫu sản phẩm trao giải và đưa vào sản xuất.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị Sở Công thương lựa chọn một số trong các sản phẩm nói trên, sản phẩm nào phù hợp với thị hiếu khách du lịch để hỗ trợ mở rộng sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng; cố gắng có những sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng và thương hiệu Huế.
Tỉnh cũng phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Huế, các hội nghề, trường Đại học Mỹ thuật…để xây dựng kế hoạch khôi phục một số làng nghề tiêu biểu theo hướng tổ chức trình diễn phục vụ khách du lịch, du khách có thể tham gia vào một trong những công đoạn của quy trình sản xuất, như gốm Phước Tích, chạm khảm, dệt zèng, thêu ren.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề truyền thống với khoảng 32 nghề và nhóm nghề khác nhau. Đến nay, có 40 làng nghề hoạt động tương đối ổn định và 17 thợ thủ công được Ủy ban Nhân dân tỉnh phong tặng nghệ nhân, thuộc các làng nghề truyền thống như đúc đồng, điêu khắc, mộc mỹ nghệ. Đây thực sự là thế mạnh của địa phương, cần có sự phối hợp để khai thác tốt hơn trong lĩnh vực sản xuất hàng lưu niệm và quà tặng./.
Có 58 đơn vị với 176 bộ sản phẩm thuộc năm nhóm ngành, hàng gửi mẫu dự thi là mộc mỹ nghệ, chạm khảm xương...; các sản phẩm khác từ gỗ, thêu, dệt...; các sản phẩm từ kim loại, mây tre, đan lát...; sản phẩm có nguyên liệu từ mây tre, giấy, chế biến lương thực, thực phẩm và đồ gốm truyền thống. 101 sản phẩm vào vòng sơ loại để chọn 31 mẫu sản phẩm trao giải và đưa vào sản xuất.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị Sở Công thương lựa chọn một số trong các sản phẩm nói trên, sản phẩm nào phù hợp với thị hiếu khách du lịch để hỗ trợ mở rộng sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng; cố gắng có những sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng và thương hiệu Huế.
Tỉnh cũng phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Huế, các hội nghề, trường Đại học Mỹ thuật…để xây dựng kế hoạch khôi phục một số làng nghề tiêu biểu theo hướng tổ chức trình diễn phục vụ khách du lịch, du khách có thể tham gia vào một trong những công đoạn của quy trình sản xuất, như gốm Phước Tích, chạm khảm, dệt zèng, thêu ren.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề truyền thống với khoảng 32 nghề và nhóm nghề khác nhau. Đến nay, có 40 làng nghề hoạt động tương đối ổn định và 17 thợ thủ công được Ủy ban Nhân dân tỉnh phong tặng nghệ nhân, thuộc các làng nghề truyền thống như đúc đồng, điêu khắc, mộc mỹ nghệ. Đây thực sự là thế mạnh của địa phương, cần có sự phối hợp để khai thác tốt hơn trong lĩnh vực sản xuất hàng lưu niệm và quà tặng./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)