Báo cáo đăng trên tạp chí Hồ sơ bệnh thần kinh phổ biến, số ra mới nhất chỉ ra, hút thuốc thụ động không những có hại cho cơ thể mà còn ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe tâm lý.
Việc hít trực tiếp nhiều khói thuốc từ người khác sẽ tạo ra áp lực tâm lý đối với người hút thuộc thụ động, qua đó gây gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý trong tương lai.
Để chứng minh cho kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Học viện London, Anh đã tiến hành phân tích đối chiếu hàm lượng nicotin trong nước bọt của 5.560 người không hút thuốc và gần 2.690 người hút thuốc không có tiền sử bệnh tâm thần trong hồ sơ điều tra sức khỏe của Anh tiến hành từ năm 1998 đến 2003.
Tiêu chuẩn để xác định một người được cho là nghiện thuốc lá là hàm lượng nicotin trong nước bọt cao hơn 15 microgram/lít.
Kết quả nghiên cứu phát hiện, có 14,5% số người được điều tra có biểu hiện rõ rệt trạng thái ức chế tâm lý. Hơn nữa, phân tích số liệu cho thấy, số lượng lớn người hút thuốc thụ động (hàm lượng nicotin trong nước bọt từ 0,7 microgram đến 15 microgram/lít), xác suất sản sinh áp lực tâm lý nặng nề cao gấp 50% so với những người không hút thuốc (hàm lượng nicotin trong nước bọt thấp hơn 0,5 microgram/lít).
Trong khi đó những người hút thuốc chủ động rất dễ sản sinh áp lực tâm lý. Do đó, cho dù là hút thuốc chủ động hay hút thuốc thụ động, nguy cơ mắc bệnh tâm thần trong tương lai đều rất cao.
Các nhà khoa học chỉ ra, nghiên cứu trước kia cho thấy thuốc lá gây ra những tác động xấu về trạng thái tâm lý của động vật. Hơn nữa, nghiên cứu đối với người cũng cho thấy, hút thuốc có mối quan hệ tiềm tàng với bệnh trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy hút thuốc lá có mối quan hệ nhân quả với sức khỏe tâm lý. Đối với những người không hút thuốc lá, cần phải hết sức né tránh việc hít trực tiếp khói thuốc từ người khác nhằm đề phòng tác hại đối với sức khỏe tâm sinh lý do hút thuốc thụ động gây ra./.
Việc hít trực tiếp nhiều khói thuốc từ người khác sẽ tạo ra áp lực tâm lý đối với người hút thuộc thụ động, qua đó gây gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý trong tương lai.
Để chứng minh cho kết luận trên, các nhà khoa học thuộc Học viện London, Anh đã tiến hành phân tích đối chiếu hàm lượng nicotin trong nước bọt của 5.560 người không hút thuốc và gần 2.690 người hút thuốc không có tiền sử bệnh tâm thần trong hồ sơ điều tra sức khỏe của Anh tiến hành từ năm 1998 đến 2003.
Tiêu chuẩn để xác định một người được cho là nghiện thuốc lá là hàm lượng nicotin trong nước bọt cao hơn 15 microgram/lít.
Kết quả nghiên cứu phát hiện, có 14,5% số người được điều tra có biểu hiện rõ rệt trạng thái ức chế tâm lý. Hơn nữa, phân tích số liệu cho thấy, số lượng lớn người hút thuốc thụ động (hàm lượng nicotin trong nước bọt từ 0,7 microgram đến 15 microgram/lít), xác suất sản sinh áp lực tâm lý nặng nề cao gấp 50% so với những người không hút thuốc (hàm lượng nicotin trong nước bọt thấp hơn 0,5 microgram/lít).
Trong khi đó những người hút thuốc chủ động rất dễ sản sinh áp lực tâm lý. Do đó, cho dù là hút thuốc chủ động hay hút thuốc thụ động, nguy cơ mắc bệnh tâm thần trong tương lai đều rất cao.
Các nhà khoa học chỉ ra, nghiên cứu trước kia cho thấy thuốc lá gây ra những tác động xấu về trạng thái tâm lý của động vật. Hơn nữa, nghiên cứu đối với người cũng cho thấy, hút thuốc có mối quan hệ tiềm tàng với bệnh trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy hút thuốc lá có mối quan hệ nhân quả với sức khỏe tâm lý. Đối với những người không hút thuốc lá, cần phải hết sức né tránh việc hít trực tiếp khói thuốc từ người khác nhằm đề phòng tác hại đối với sức khỏe tâm sinh lý do hút thuốc thụ động gây ra./.
Ngọc Thúy (TTXVN/Vietnam+)