Sáng 10/11, ông Ngô Hữu Giác, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện miền núi Khánh Sơn đã báo cáo lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa về tình trạng hơn 6.000 người dân thuộc 2 xã Sơn Lâm, Thành Sơn (phía tây của huyện) đang bị cô lập vì giao thông chia cắt do hậu quả đợt mưa lũ vừa qua.
Để giúp dân, chính quyền huyện Khánh Sơn có kế hoạch cung cấp 10 tấn gạo và huy động nhân lực gùi gạo cứu trợ khẩn cấp cho 2 xã này.
Tuyến đường từ trung tâm thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) đến 2 xã này dài khoảng 20km nhưng hiện nay bị sạt lở nghiêm trọng, không thể lưu thông. Nhiều cầu tràn, cầu khỉ dẫn vào 2 xã bị hư hỏng nặng, đặc biệt cầu tràn Sơn Bình đã bị đá lấp tạo thành dòng chảy mới.
Điều này khiến 2 xã Sơn Lâm, Thành Sơn hầu như chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Xã Sơn Lâm hiện có khoảng 4.000 dân, có 1 chợ, nhưng gần 10 ngày nay chợ này cũng không thể hoạt động vì hàng hóa không vào được.
Xã Thành Sơn có trên 2.000 dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên lương thực dự trữ rất ít. Việc chia cắt 2 xã này liên tục hơn 10 ngày qua đã khiến người dân rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về lương thực, thực phẩm, thông tin liên lạc, điện nước.
Việc cứu trợ đã gặp nhiều khó khăn vì không thể đi bằng phương tiện cơ giới. Đoàn cứu trợ của huyện phải gùi từng bao gạo mới đưa lương thực, thực phẩm vào được 2 xã này. Hiện tại, đoàn cứu trợ của huyện Khánh Sơn mới đưa được khoảng 3 tấn gạo đến tay người dân.
Theo ông Ngô Hữu Giác, phải đợi đến hết mùa mưa lũ năm nay huyện mới bắt tay vào khắc phục, sửa chữa tuyến đường trên để tránh mưa lũ tiếp tục làm hư công trình sau khi sửa chữa. Do đó việc gùi gạo cứu trợ vẫn phải tiếp tục cho đến hết mùa mưa lũ.
Cũng trên địa bàn huyện Khánh Sơn, tuyến tỉnh lộ 9 nối thị xã Cam Ranh-Khánh Sơn hiện nay vẫn đang bị tắc ở km 26+100. Đoạn đường này bị sạt lở dài khoảng 20m, độ rộng 7m, khối lượng đất đá sạt ước tính 10.000m3, toàn bộ nền, mặt đường đều bị sạt trôi, chỉ phương tiện xe máy lưu thông, còn ôtô phải “tăng bo” mới qua được.
Giao thông cách trở khiến giá cả mặt hàng thực phẩm ở huyện Khánh Sơn trong 10 ngày qua tăng khoảng 20%; giá xăng có thời điểm lên đến 30.000 đồng/lít vì các trạm xăng cạn nhiên liệu. Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Sơn đã đề nghị Công ty xăng dầu Phú Khánh chi viện nhằm giải tỏa tình trạng thiếu nhiên liệu.
Công ty xăng dầu Phú Khánh đã cử phương tiện tiếp tế nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, thông qua việc đưa các bồn, can xăng vừa và nhỏ. Riêng giá lương thực vẫn bình ổn vì Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Sơn trước mùa lũ đã tích trữ được 40 tấn gạo, 5.000 gói mỳ tôm.
Tính đến ngày 10/11, theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 8 người chết, 1 mất tích, 6 người bị thương; tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 410 tỷ đồng./.
Để giúp dân, chính quyền huyện Khánh Sơn có kế hoạch cung cấp 10 tấn gạo và huy động nhân lực gùi gạo cứu trợ khẩn cấp cho 2 xã này.
Tuyến đường từ trung tâm thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) đến 2 xã này dài khoảng 20km nhưng hiện nay bị sạt lở nghiêm trọng, không thể lưu thông. Nhiều cầu tràn, cầu khỉ dẫn vào 2 xã bị hư hỏng nặng, đặc biệt cầu tràn Sơn Bình đã bị đá lấp tạo thành dòng chảy mới.
Điều này khiến 2 xã Sơn Lâm, Thành Sơn hầu như chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Xã Sơn Lâm hiện có khoảng 4.000 dân, có 1 chợ, nhưng gần 10 ngày nay chợ này cũng không thể hoạt động vì hàng hóa không vào được.
Xã Thành Sơn có trên 2.000 dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên lương thực dự trữ rất ít. Việc chia cắt 2 xã này liên tục hơn 10 ngày qua đã khiến người dân rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về lương thực, thực phẩm, thông tin liên lạc, điện nước.
Việc cứu trợ đã gặp nhiều khó khăn vì không thể đi bằng phương tiện cơ giới. Đoàn cứu trợ của huyện phải gùi từng bao gạo mới đưa lương thực, thực phẩm vào được 2 xã này. Hiện tại, đoàn cứu trợ của huyện Khánh Sơn mới đưa được khoảng 3 tấn gạo đến tay người dân.
Theo ông Ngô Hữu Giác, phải đợi đến hết mùa mưa lũ năm nay huyện mới bắt tay vào khắc phục, sửa chữa tuyến đường trên để tránh mưa lũ tiếp tục làm hư công trình sau khi sửa chữa. Do đó việc gùi gạo cứu trợ vẫn phải tiếp tục cho đến hết mùa mưa lũ.
Cũng trên địa bàn huyện Khánh Sơn, tuyến tỉnh lộ 9 nối thị xã Cam Ranh-Khánh Sơn hiện nay vẫn đang bị tắc ở km 26+100. Đoạn đường này bị sạt lở dài khoảng 20m, độ rộng 7m, khối lượng đất đá sạt ước tính 10.000m3, toàn bộ nền, mặt đường đều bị sạt trôi, chỉ phương tiện xe máy lưu thông, còn ôtô phải “tăng bo” mới qua được.
Giao thông cách trở khiến giá cả mặt hàng thực phẩm ở huyện Khánh Sơn trong 10 ngày qua tăng khoảng 20%; giá xăng có thời điểm lên đến 30.000 đồng/lít vì các trạm xăng cạn nhiên liệu. Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Sơn đã đề nghị Công ty xăng dầu Phú Khánh chi viện nhằm giải tỏa tình trạng thiếu nhiên liệu.
Công ty xăng dầu Phú Khánh đã cử phương tiện tiếp tế nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, thông qua việc đưa các bồn, can xăng vừa và nhỏ. Riêng giá lương thực vẫn bình ổn vì Ủy ban Nhân dân huyện Khánh Sơn trước mùa lũ đã tích trữ được 40 tấn gạo, 5.000 gói mỳ tôm.
Tính đến ngày 10/11, theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 8 người chết, 1 mất tích, 6 người bị thương; tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 410 tỷ đồng./.
Quang Đức (TTXVN/Vietnam+)