Theo tin của phóng viên TTXVN thường trú tại các tỉnh miền Trung, mưa lớn từ ngày 14/10 đến nay đã làm cho một dải đất miền Trung bị ngập lụt nghiêm trọng, trọng điểm mưa lũ là tỉnh Hà Tĩnh.
Lũ trên các sông từ Nghệ An tới Quảng Bình lên nhanh với tốc độ chóng mặt. Thống kê sơ bộ đã có tới 21 người chết và mất tích, hàng chục người bị thương; trong đó Hà Tĩnh chết và mất tích 7 người, bị thương 5 người.
Để hỗ trợ các tỉnh miền Trung ứng phó với mưa to, lũ lớn đang diễn biến phức tạp, ngày 16/10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác đối phó với mưa, lũ tại tỉnh Hà Tĩnh; đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực tiếp kiểm tra mức độ an toàn hồ Kẻ Gỗ và các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã thành lập đoàn công tác do Tư lệnh quân khu làm trưởng đoàn, phối hợp với các cơ quan chức năng đến huyện Hương Khê ứng phó với tình hình lũ lụt. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có Công điện chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành triển khai phương án đối phó với diễn biến của mưa, lũ tại các tỉnh miền Trung.
Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương thường xuyên thông báo tình hình thời tiết nguy hiểm và thông báo lũ tới Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh để tổ chức theo dõi, chủ động tham mưu và chỉ đạo các biện pháp phòng tránh.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tiếp tục có công điện chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và triển khai các biện pháp đối phó với mưa, lũ.
Đồng thời cử các lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm phối hợp cùng địa phương để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là công tác sơ tán dân ra khỏi vùng bị ngập nặng, hạ du các công trình xung yếu; điều động phương tiện, lực lượng tại địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo, đối phó với mưa, lũ; bố trí lực lượng xung kích ứng trực tại các hồ đập xung yếu để xử lý sự cố.
Riêng từ ngày 16/10, Điện lực Hà Tĩnh và Quảng Bình đã chủ động ngừng cấp điện tại những khu vực bị ngập để đảm bảo an toàn.
Nhờ đó, tỉnh Hà Tĩnh đã sơ tán đến nơi an toàn được 68.000 hộ dân; huy động 14 xuồng cao tốc, 500 cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ tổ chức ứng trực, sơ tán dân ra khỏi vùng ngập sâu an toàn; vận chuyển 5 tấn mỳ tôm, cùng một số nước uống cơ động lên địa bàn Hương Khê; trích ngân sách 15 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo để hỗ trợ các huyện mua lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã huy động lực lượng phương tiện cứu được 9 người trên ôtô qua ngầm bị lũ cuốn trôi và 6 thuyền viên trên tàu cá Nghệ An bị chết máy.
Tỉnh Quảng Bình đã sơ tán hơn 10.000 hộ ra khỏi vùng ngập lụt; tỉnh Thừa Thiên-Huế chuyển 2.000 phao cứu sinh, 1.500 phao tròn, 15 nhà bạt, 15 phao bè loại nhẹ cho huyện Hương Thủy, thành phố Huế.
Bộ đội Biên phòng, Quân sự và Công an tỉnh dự trữ 346,5 tấn gạo, 254,2 tấn mỳ tôm, 118.470 lít xăng dầu, 3,5 tấn muối tại trung tâm tỉnh và các huyện, thị; chuyển giao 10 tấn mỳ tôm cho các vùng trọng điểm bị ngập.
Đặc biệt, tỉnh Nghệ An đã quyết định hoàn thành Đại hội Đảng bộ tỉnh vào sáng 17/10 sớm hơn dự kiến một buổi, để lãnh đạo các địa phương kịp về chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ./.
Lũ trên các sông từ Nghệ An tới Quảng Bình lên nhanh với tốc độ chóng mặt. Thống kê sơ bộ đã có tới 21 người chết và mất tích, hàng chục người bị thương; trong đó Hà Tĩnh chết và mất tích 7 người, bị thương 5 người.
Để hỗ trợ các tỉnh miền Trung ứng phó với mưa to, lũ lớn đang diễn biến phức tạp, ngày 16/10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác đối phó với mưa, lũ tại tỉnh Hà Tĩnh; đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực tiếp kiểm tra mức độ an toàn hồ Kẻ Gỗ và các hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã thành lập đoàn công tác do Tư lệnh quân khu làm trưởng đoàn, phối hợp với các cơ quan chức năng đến huyện Hương Khê ứng phó với tình hình lũ lụt. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có Công điện chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành triển khai phương án đối phó với diễn biến của mưa, lũ tại các tỉnh miền Trung.
Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương thường xuyên thông báo tình hình thời tiết nguy hiểm và thông báo lũ tới Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh để tổ chức theo dõi, chủ động tham mưu và chỉ đạo các biện pháp phòng tránh.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tiếp tục có công điện chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và triển khai các biện pháp đối phó với mưa, lũ.
Đồng thời cử các lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm phối hợp cùng địa phương để chỉ đạo ứng phó với mưa lũ, đặc biệt là công tác sơ tán dân ra khỏi vùng bị ngập nặng, hạ du các công trình xung yếu; điều động phương tiện, lực lượng tại địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo, đối phó với mưa, lũ; bố trí lực lượng xung kích ứng trực tại các hồ đập xung yếu để xử lý sự cố.
Riêng từ ngày 16/10, Điện lực Hà Tĩnh và Quảng Bình đã chủ động ngừng cấp điện tại những khu vực bị ngập để đảm bảo an toàn.
Nhờ đó, tỉnh Hà Tĩnh đã sơ tán đến nơi an toàn được 68.000 hộ dân; huy động 14 xuồng cao tốc, 500 cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn lực lượng dân quân tự vệ tại chỗ tổ chức ứng trực, sơ tán dân ra khỏi vùng ngập sâu an toàn; vận chuyển 5 tấn mỳ tôm, cùng một số nước uống cơ động lên địa bàn Hương Khê; trích ngân sách 15 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo để hỗ trợ các huyện mua lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, Quảng Bình đã huy động lực lượng phương tiện cứu được 9 người trên ôtô qua ngầm bị lũ cuốn trôi và 6 thuyền viên trên tàu cá Nghệ An bị chết máy.
Tỉnh Quảng Bình đã sơ tán hơn 10.000 hộ ra khỏi vùng ngập lụt; tỉnh Thừa Thiên-Huế chuyển 2.000 phao cứu sinh, 1.500 phao tròn, 15 nhà bạt, 15 phao bè loại nhẹ cho huyện Hương Thủy, thành phố Huế.
Bộ đội Biên phòng, Quân sự và Công an tỉnh dự trữ 346,5 tấn gạo, 254,2 tấn mỳ tôm, 118.470 lít xăng dầu, 3,5 tấn muối tại trung tâm tỉnh và các huyện, thị; chuyển giao 10 tấn mỳ tôm cho các vùng trọng điểm bị ngập.
Đặc biệt, tỉnh Nghệ An đã quyết định hoàn thành Đại hội Đảng bộ tỉnh vào sáng 17/10 sớm hơn dự kiến một buổi, để lãnh đạo các địa phương kịp về chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)