Theo Đài TNHK, Hy Lạp đã gây quỹ cần thiết để giúp nước này tránh tình trạng vỡ nợ vào cuối tuần, tuy nhiên cho biết họ vẫn cần thêm các nguồn tài chính cứu trợ trong những ngày sắp tới.
Chính phủ Athens đã bán hơn 5 tỷ USD tiền trái phiếu trong ngày 13/11. Khoản tiền này cùng với các ngân khoản khác sẽ cho phép Hy Lạp thực thi nghĩa vụ tài chính của mình bằng việc thanh toán hơn 6 tỷ USD tiền nợ đáo hạn vào ngày 16/11.
Hy Lạp trước đó cũng đã áp dụng thêm một loạt biện pháp tiết kiệm khác theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế trong một nỗ lực nhằm nhận được đợt giải ngân 40 tỷ USD trong kế hoạch cứu nguy tài chính lần thứ hai trong hai năm qua cho nước này.
[Hy Lạp bỏ phiếu thông qua ngân sách khắc khổ 2013]
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras khuyến cáo Nghị viện Châu Âu rằng Hy Lạp phải đối đầu với những giới hạn tài chính riêng, và nếu khoản cứu trợ thứ hai không được giải ngân sớm thì nguy cơ Hy Lạp không có khả năng thanh khoản các món nợ trong tương lai là "rất cao."
Các bộ trưởng tài chính Châu Âu đã phê chuẩn một kế hoạch gia hạn cho Hy Lạp thêm hai năm nữa, đến năm 2014, để cắt giảm nợ. Nhưng nền kinh tế Hy Lạp đang khốn đốn trong bối cảnh hơn 1/4 công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp.
Tình trạng suy thoái kinh tế tại nước này sắp bước sang năm thứ sáu liên tiếp vào năm 2013. Giới lãnh đạo Châu Âu nói họ muốn Hy Lạp tiếp tục là thành viên của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Với tỷ lệ 167 phiếu ủng hộ và 128 phiếu chống, Quốc hội Hy Lạp sáng 12/11 đã bỏ phiếu thông qua ngân sách khắc khổ năm 2013, một điều kiện quan trọng để Hy Lạp có thể thuyết phục bộ ba chủ nợ quốc tế giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) mà nước này đang rất cần để giúp nền kinh tế tránh lâm vào tình cảnh phá sản.
Ngân sách năm 2013 của Hy Lạp dự báo nền kinh tế này trong năm 2013 sẽ suy giảm 4,5% - mạnh hơn mức dự báo - trong năm suy thoái thứ sáu liên tiếp, trong khi thâm hụt ngân sách dự báo sẽ tăng lên khoảng 5,2% GDP.
Thâm hụt ngân sách của nước này dự báo sẽ "phình to" lên mức 346 tỷ euro (450 tỷ USD), tương đương 189% GDP, trong khi mục tiêu mà các chủ nợ đề ra là đưa nợ công của "xứ sở các vị thần" về mức 120% GDP vào năm 2020./.
Chính phủ Athens đã bán hơn 5 tỷ USD tiền trái phiếu trong ngày 13/11. Khoản tiền này cùng với các ngân khoản khác sẽ cho phép Hy Lạp thực thi nghĩa vụ tài chính của mình bằng việc thanh toán hơn 6 tỷ USD tiền nợ đáo hạn vào ngày 16/11.
Hy Lạp trước đó cũng đã áp dụng thêm một loạt biện pháp tiết kiệm khác theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế trong một nỗ lực nhằm nhận được đợt giải ngân 40 tỷ USD trong kế hoạch cứu nguy tài chính lần thứ hai trong hai năm qua cho nước này.
[Hy Lạp bỏ phiếu thông qua ngân sách khắc khổ 2013]
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras khuyến cáo Nghị viện Châu Âu rằng Hy Lạp phải đối đầu với những giới hạn tài chính riêng, và nếu khoản cứu trợ thứ hai không được giải ngân sớm thì nguy cơ Hy Lạp không có khả năng thanh khoản các món nợ trong tương lai là "rất cao."
Các bộ trưởng tài chính Châu Âu đã phê chuẩn một kế hoạch gia hạn cho Hy Lạp thêm hai năm nữa, đến năm 2014, để cắt giảm nợ. Nhưng nền kinh tế Hy Lạp đang khốn đốn trong bối cảnh hơn 1/4 công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp.
Tình trạng suy thoái kinh tế tại nước này sắp bước sang năm thứ sáu liên tiếp vào năm 2013. Giới lãnh đạo Châu Âu nói họ muốn Hy Lạp tiếp tục là thành viên của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Với tỷ lệ 167 phiếu ủng hộ và 128 phiếu chống, Quốc hội Hy Lạp sáng 12/11 đã bỏ phiếu thông qua ngân sách khắc khổ năm 2013, một điều kiện quan trọng để Hy Lạp có thể thuyết phục bộ ba chủ nợ quốc tế giải ngân khoản cho vay cứu trợ 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) mà nước này đang rất cần để giúp nền kinh tế tránh lâm vào tình cảnh phá sản.
Ngân sách năm 2013 của Hy Lạp dự báo nền kinh tế này trong năm 2013 sẽ suy giảm 4,5% - mạnh hơn mức dự báo - trong năm suy thoái thứ sáu liên tiếp, trong khi thâm hụt ngân sách dự báo sẽ tăng lên khoảng 5,2% GDP.
Thâm hụt ngân sách của nước này dự báo sẽ "phình to" lên mức 346 tỷ euro (450 tỷ USD), tương đương 189% GDP, trong khi mục tiêu mà các chủ nợ đề ra là đưa nợ công của "xứ sở các vị thần" về mức 120% GDP vào năm 2020./.
(Vietnam+)