Phản ứng trước thông tin về vụ bê bối tại ngân hàng Piraeus lớn thứ tư của Hy Lạp, Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ những ngân hàng của Hy Lạp - vốn đã được tái cấp vốn bằng nguồn tiền cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - sẽ phải chấn chỉnh hoạt động quản trị và cơ cấu của họ.
Theo văn bản kiểm toán mà Reuters có được, Chủ tịch Piraeus, Micheal Sallas và các con của ông đã dùng khoản vay trên 100 triệu euro để bí mật mua cổ phiếu, nhờ đó nắm giữ hơn 6% cổ phần không được công khai trong ngân hàng này.
Các giao dịch được tiến hành vào tháng 1/2011, khi Piraeus phát hành 800 triệu euro cổ phiếu với giá ưu đãi cho các cổ đông nhằm tăng cường nền tảng vốn và được thực hiện thông qua các công ty nước ngoài thuộc quyền sở hữu của ông Sallas và hai người con của ông.
Vụ việc này đặt ra những hoài nghi về vấn đề giám sát đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Hy Lạp, nhất là trong thời điểm EU và IMF đã cam kết dành 48 tỷ euro để cứu trợ các ngân hàng nước này, trong đó có Piraeus.
EC đã phối hợp với các cơ quan chức năng Hy Lạp tìm hiểu về vụ việc để làm rõ liệu những quy định nào đã bị vi phạm.
Cơ quan giám sát cạnh tranh là một trong những cơ quan của EC có trách nhiệm giám sát Hy Lạp trong việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong thỏa thuận cứu trợ, trong đó có việc tuân thủ các quy định của EU.
Theo quy định, các nhà chức trách EU có quyền buộc một thiết chế như ngân hàng phải có những thay đổi trong vấn đề quản lý.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng được đặt ra là hoạt động thanh tra của bộ ba nhà tài trợ của Hy Lạp là EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Hiện ba nhà tài trợ này đang tập trung vào các mục tiêu kinh tế khắt khe đã đặt ra đối với Chính phủ Hy Lạp trong thỏa thuận cứu trợ hơn là những yêu cầu cải cách đối với hệ thống ngân hàng nước này. Tuy nhiên, đây chính là điểm cần phải thay đổi để đảm bảo hiệu quả của gói cứu trợ.
EC cho rằng ưu tiên hàng đầu phải là việc tái cấp vốn cho các ngân hàng Hy Lạp. Nhưng có ý kiến cho rằng chỉ tái cấp vốn là không đủ nếu không có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với cách thức mà các ngân hàng quản lý nguồn vốn của họ./.
Theo văn bản kiểm toán mà Reuters có được, Chủ tịch Piraeus, Micheal Sallas và các con của ông đã dùng khoản vay trên 100 triệu euro để bí mật mua cổ phiếu, nhờ đó nắm giữ hơn 6% cổ phần không được công khai trong ngân hàng này.
Các giao dịch được tiến hành vào tháng 1/2011, khi Piraeus phát hành 800 triệu euro cổ phiếu với giá ưu đãi cho các cổ đông nhằm tăng cường nền tảng vốn và được thực hiện thông qua các công ty nước ngoài thuộc quyền sở hữu của ông Sallas và hai người con của ông.
Vụ việc này đặt ra những hoài nghi về vấn đề giám sát đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Hy Lạp, nhất là trong thời điểm EU và IMF đã cam kết dành 48 tỷ euro để cứu trợ các ngân hàng nước này, trong đó có Piraeus.
EC đã phối hợp với các cơ quan chức năng Hy Lạp tìm hiểu về vụ việc để làm rõ liệu những quy định nào đã bị vi phạm.
Cơ quan giám sát cạnh tranh là một trong những cơ quan của EC có trách nhiệm giám sát Hy Lạp trong việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong thỏa thuận cứu trợ, trong đó có việc tuân thủ các quy định của EU.
Theo quy định, các nhà chức trách EU có quyền buộc một thiết chế như ngân hàng phải có những thay đổi trong vấn đề quản lý.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng được đặt ra là hoạt động thanh tra của bộ ba nhà tài trợ của Hy Lạp là EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Hiện ba nhà tài trợ này đang tập trung vào các mục tiêu kinh tế khắt khe đã đặt ra đối với Chính phủ Hy Lạp trong thỏa thuận cứu trợ hơn là những yêu cầu cải cách đối với hệ thống ngân hàng nước này. Tuy nhiên, đây chính là điểm cần phải thay đổi để đảm bảo hiệu quả của gói cứu trợ.
EC cho rằng ưu tiên hàng đầu phải là việc tái cấp vốn cho các ngân hàng Hy Lạp. Nhưng có ý kiến cho rằng chỉ tái cấp vốn là không đủ nếu không có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với cách thức mà các ngân hàng quản lý nguồn vốn của họ./.
Lê Minh (TTXVN)