Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) Jean-Claude Juncker ngày 22/8 nêu rõ vị trí của Hy Lạp trong Eurozone, song ông cảnh báo Athens cần tăng nỗ lực gấp bội để có thể nhận được gói cứu trợ tài chính tiếp theo từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Juncker cho biết ông phản đối thẳng thừng việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone, bởi động thái này sẽ tạo ra một nguy cơ rất lớn cho toàn khối. Tuy nhiên, ông Juncker lưu ý rằng Athens có "cơ hội cuối cùng" để lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế và khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế, bằng những chương trình cải cách cấu trúc và tư nhân hóa.
Theo ông Juncker, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Hy Lạp là phải củng cố hệ thống tài chính, với một chiến lược mạnh mẽ và hợp lý, để giảm bớt gánh nặng nợ. Đây là điều kiện tiên quyết để "xứ sở các vị thần" tiếp tục nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro (161 tỷ USD).
Vào tháng 9 tới, các kiểm toán viên của "bộ tam" gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đưa ra báo cáo về việc Hy Lạp có thực hiện đầy đủ các điều kiện đã được yêu cầu, để quyết định có rót khoản vay tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro hay không. Nếu không có số tiền này, Hy Lạp sẽ nhanh chóng cạn tiền mặt, đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và sau đó, có thể buộc phải ra khỏi Eurozone gồm 17 nước thành viên.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras sẽ tới Béclin ngày 24/8 để gặp người đồng cấp Đức Angela Merkel và tới Paris ngày 25/8 để gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Trong khi đó, trong một buổi trả lời phỏng vấn mới đây, ông Samaras nhấn mạnh Athens cần thêm thời gian để tiến hành các chương trình cải cách và cắt giảm chi tiêu khi sự suy giảm kinh tế tồi tệ hơn mức trông đợi trong nước đang cản trợ những nỗ lực của Athens trong việc đáp ứng những điều kiện mà các nhà cho vay quốc tế đưa ra. Trong 7 tháng đầu năm nay, nguồn thu ngân sách của Hy Lạp chỉ đạt 2,8 tỷ euro, thấp hơn so với dự kiến, do sự trì hoãn của hoạt động thu thuế.
Hiện Hy Lạp đang trong quá trình hoàn tất chương trình cắt giảm chi tiêu khoảng 11,5 tỷ euro trong giai đoạn 2013-2014, trên các lĩnh vực như tiền lương, lương hưu và trợ cấp. Theo ước tính, kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 7% năm nay, cao hơn nhiều so với mức ước giảm 4,5% lúc đầu.
Ông Juncker cho biết ông phản đối thẳng thừng việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone, bởi động thái này sẽ tạo ra một nguy cơ rất lớn cho toàn khối. Tuy nhiên, ông Juncker lưu ý rằng Athens có "cơ hội cuối cùng" để lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế và khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế, bằng những chương trình cải cách cấu trúc và tư nhân hóa.
Theo ông Juncker, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Hy Lạp là phải củng cố hệ thống tài chính, với một chiến lược mạnh mẽ và hợp lý, để giảm bớt gánh nặng nợ. Đây là điều kiện tiên quyết để "xứ sở các vị thần" tiếp tục nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro (161 tỷ USD).
Vào tháng 9 tới, các kiểm toán viên của "bộ tam" gồm EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đưa ra báo cáo về việc Hy Lạp có thực hiện đầy đủ các điều kiện đã được yêu cầu, để quyết định có rót khoản vay tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro hay không. Nếu không có số tiền này, Hy Lạp sẽ nhanh chóng cạn tiền mặt, đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và sau đó, có thể buộc phải ra khỏi Eurozone gồm 17 nước thành viên.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras sẽ tới Béclin ngày 24/8 để gặp người đồng cấp Đức Angela Merkel và tới Paris ngày 25/8 để gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Trong khi đó, trong một buổi trả lời phỏng vấn mới đây, ông Samaras nhấn mạnh Athens cần thêm thời gian để tiến hành các chương trình cải cách và cắt giảm chi tiêu khi sự suy giảm kinh tế tồi tệ hơn mức trông đợi trong nước đang cản trợ những nỗ lực của Athens trong việc đáp ứng những điều kiện mà các nhà cho vay quốc tế đưa ra. Trong 7 tháng đầu năm nay, nguồn thu ngân sách của Hy Lạp chỉ đạt 2,8 tỷ euro, thấp hơn so với dự kiến, do sự trì hoãn của hoạt động thu thuế.
Hiện Hy Lạp đang trong quá trình hoàn tất chương trình cắt giảm chi tiêu khoảng 11,5 tỷ euro trong giai đoạn 2013-2014, trên các lĩnh vực như tiền lương, lương hưu và trợ cấp. Theo ước tính, kinh tế Hy Lạp sẽ suy giảm 7% năm nay, cao hơn nhiều so với mức ước giảm 4,5% lúc đầu.
Trà My (TTXVN)