Ngày 6/8, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras thông báo Chính phủ liên minh nước này quyết định thông qua đạo luật mới nhằm thúc đẩy chương trình tư nhân hóa vẫn bị trì hoãn từ lâu, dù đây là một trong những điều kiện để Athens nhận cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Stournaras cho biết sau cuộc họp với những người đứng đầu ba đảng trong liên minh cầm quyền, Thủ tướng Antonis Samaras đã yêu cầu soạn thảo một đạo luật gồm 77 điều liên quan công tác quản lý nhằm thúc đẩy chương trình nói trên.
Theo hãng tin Ana của Hy Lạp, trong số 10 công ty được tư nhân hóa đợt đầu tiên có khu vực trước đây là sân bay Hellinikon, công ty xổ số công cộng và tập đoàn phân phối khí đốt Depa.
Athens cũng dự định bán cổ phần trong ngành đường sắt, công ty cung ứng điện DEI và Ngân hàng tiết kiệm.
Dưới sức ép từ EU và IMF, Hy Lạp buộc phải huy động 19 tỷ euro (24 tỷ USD) từ nay đến năm 2015, thông qua bán tài sản nhà nước, để góp phần giảm "núi" nợ công.
Tháng trước, Athens đã bán một số tài sản chính tại Ngân hàng Nông nghiệp (ATEbank), thu về 95 triệu euro, song gây làn sóng phản đối từ phía phe đối lập và các nghiệp đoàn.
Mặc dù EU và IMF nhiều lần nhắc nhở Athens chậm trễ trong việc thực hiện chương trình tư nhân hóa, phe đối lập vẫn phản đối kế hoạch này, coi đó là "một tội ác."
Cùng ngày, các văn phòng Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết hai nhà lãnh đạo các nước này đã có cuộc điện đàm kéo dài nửa giờ bàn về tình hình khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng ơrô cũng như các thị trường tài chính.
Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha, người đứng đầu Chính phủ nước này Mariano Rajoy đã trao đổi với Tổng thống Mỹ Barack Obama về tình hình kinh tế của xứ sở "Bò tót," EU và thế giới.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về những thị trường tài chính, nơi các nhà đầu tư với tâm lý lo ngại đã đẩy phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha lên mức "báo động đỏ" trong thời gian dài, khiến chính phủ nước này gặp khó khăn nhiều hơn trong việc thanh toán nợ.
Ông Rahoi cũng nêu bật những nỗ lực mà Chính phủ và người dân Tây Ban Nha đã thực hiện nhằm giảm thâm hụt nhà nước và thực hiện chương trình cải cách cơ cấu nhiều hoài bão.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney xác nhận ông Obama muốn thảo luận về tình hình kinh tế trong Khu vực đồng euro.
Ngày 4/8 vừa qua, Tây Ban Nha thông báo kế hoạch tiết kiệm 102 tỷ euro (125 tỷ USD) từ nay đến nay 2014 trong nỗ lực cân bằng ngân sách nhà nước và đưa mức thâm hụt ngân sách hiện nay xuống dưới mức trần 3% GDP theo qui định của EU.
Trước đó hai tháng, Tây Ban Nha đã nhận được khoản vay lên tới 100 tỷ ơrô từ các đối tác trong Khu vực đồng tiền chung dành cho những ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này, song các nhà đầu tư lo ngại với mức phí tổn vay mượn gia tăng, Tây Ban Nha rút cục sẽ phải cầu viện cứu trợ vỡ nợ từ bên ngoài./.
Ông Stournaras cho biết sau cuộc họp với những người đứng đầu ba đảng trong liên minh cầm quyền, Thủ tướng Antonis Samaras đã yêu cầu soạn thảo một đạo luật gồm 77 điều liên quan công tác quản lý nhằm thúc đẩy chương trình nói trên.
Theo hãng tin Ana của Hy Lạp, trong số 10 công ty được tư nhân hóa đợt đầu tiên có khu vực trước đây là sân bay Hellinikon, công ty xổ số công cộng và tập đoàn phân phối khí đốt Depa.
Athens cũng dự định bán cổ phần trong ngành đường sắt, công ty cung ứng điện DEI và Ngân hàng tiết kiệm.
Dưới sức ép từ EU và IMF, Hy Lạp buộc phải huy động 19 tỷ euro (24 tỷ USD) từ nay đến năm 2015, thông qua bán tài sản nhà nước, để góp phần giảm "núi" nợ công.
Tháng trước, Athens đã bán một số tài sản chính tại Ngân hàng Nông nghiệp (ATEbank), thu về 95 triệu euro, song gây làn sóng phản đối từ phía phe đối lập và các nghiệp đoàn.
Mặc dù EU và IMF nhiều lần nhắc nhở Athens chậm trễ trong việc thực hiện chương trình tư nhân hóa, phe đối lập vẫn phản đối kế hoạch này, coi đó là "một tội ác."
Cùng ngày, các văn phòng Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết hai nhà lãnh đạo các nước này đã có cuộc điện đàm kéo dài nửa giờ bàn về tình hình khủng hoảng nợ công trong Khu vực đồng ơrô cũng như các thị trường tài chính.
Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha, người đứng đầu Chính phủ nước này Mariano Rajoy đã trao đổi với Tổng thống Mỹ Barack Obama về tình hình kinh tế của xứ sở "Bò tót," EU và thế giới.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về những thị trường tài chính, nơi các nhà đầu tư với tâm lý lo ngại đã đẩy phí tổn vay mượn của Tây Ban Nha lên mức "báo động đỏ" trong thời gian dài, khiến chính phủ nước này gặp khó khăn nhiều hơn trong việc thanh toán nợ.
Ông Rahoi cũng nêu bật những nỗ lực mà Chính phủ và người dân Tây Ban Nha đã thực hiện nhằm giảm thâm hụt nhà nước và thực hiện chương trình cải cách cơ cấu nhiều hoài bão.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney xác nhận ông Obama muốn thảo luận về tình hình kinh tế trong Khu vực đồng euro.
Ngày 4/8 vừa qua, Tây Ban Nha thông báo kế hoạch tiết kiệm 102 tỷ euro (125 tỷ USD) từ nay đến nay 2014 trong nỗ lực cân bằng ngân sách nhà nước và đưa mức thâm hụt ngân sách hiện nay xuống dưới mức trần 3% GDP theo qui định của EU.
Trước đó hai tháng, Tây Ban Nha đã nhận được khoản vay lên tới 100 tỷ ơrô từ các đối tác trong Khu vực đồng tiền chung dành cho những ngân hàng đang gặp khó khăn của nước này, song các nhà đầu tư lo ngại với mức phí tổn vay mượn gia tăng, Tây Ban Nha rút cục sẽ phải cầu viện cứu trợ vỡ nợ từ bên ngoài./.
(TTXVN)