Trong Báo cáo 2012 về thị trường năng lượng tái tạo trung hạn, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định năng lượng tái tạo sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của toàn cầu trong 5 năm tới.
Báo cáo cho rằng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong 5 năm tới, mặc dù triển vọng kinh tế không chắc chắn ở nhiều nước.
Trong khi đó, sản lượng điện tạo ra từ năng lượng gió, Mặt Trời và thủy điện trên toàn cầu sẽ tăng 40%, khi cơ hội phát triển các nguồn năng lượng này đang rộng mở.
Theo Giám đốc điều hành IEA, Maria van der Hoeven, năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ vượt bậc về công nghệ.
Sự phát triển dạng năng lượng này đang đưa tới nhiều cơ hội cho việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng và tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, vấn đề là cần xác định rõ những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển năng lượng tái tạo, nhất là về chi phí cho các dự án, khi đầu tư cho tất cả các công nghệ phải được giảm xuống.
Đầu tư cho năng lượng tái tạo trên toàn cầu năm ngoái đạt 250 tỷ USD, song số liệu gần đây cho thấy mức đầu tư đang giảm trong năm nay.
Báo cáo của IEA lưu ý tới việc xu thế phát triển năng lượng tái tạo đã chuyển từ các nước phát triển sang các nền kinh tế mới nổi, khi Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng công suất điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo của toàn cầu.
Nhờ nhu cầu điện tăng nhanh, quyết tâm của chính phủ trong việc tăng mức sử dụng năng lượng tái tạo và các nguồn tài chính dư dật, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về đầu tư cho năng lượng sạch trong năm ngoái./.
Báo cáo cho rằng mức tiêu thụ năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong 5 năm tới, mặc dù triển vọng kinh tế không chắc chắn ở nhiều nước.
Trong khi đó, sản lượng điện tạo ra từ năng lượng gió, Mặt Trời và thủy điện trên toàn cầu sẽ tăng 40%, khi cơ hội phát triển các nguồn năng lượng này đang rộng mở.
Theo Giám đốc điều hành IEA, Maria van der Hoeven, năng lượng tái tạo đang phát triển nhanh chóng nhờ những tiến bộ vượt bậc về công nghệ.
Sự phát triển dạng năng lượng này đang đưa tới nhiều cơ hội cho việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng và tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, vấn đề là cần xác định rõ những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển năng lượng tái tạo, nhất là về chi phí cho các dự án, khi đầu tư cho tất cả các công nghệ phải được giảm xuống.
Đầu tư cho năng lượng tái tạo trên toàn cầu năm ngoái đạt 250 tỷ USD, song số liệu gần đây cho thấy mức đầu tư đang giảm trong năm nay.
Báo cáo của IEA lưu ý tới việc xu thế phát triển năng lượng tái tạo đã chuyển từ các nước phát triển sang các nền kinh tế mới nổi, khi Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng công suất điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo của toàn cầu.
Nhờ nhu cầu điện tăng nhanh, quyết tâm của chính phủ trong việc tăng mức sử dụng năng lượng tái tạo và các nguồn tài chính dư dật, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về đầu tư cho năng lượng sạch trong năm ngoái./.
Lê Minh (TTXVN)