Sau hai ngày làm việc, Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) cấp bộ trưởng lần thứ 12 đã bế mạc tại thành phố biển Cancun, Mexico.
Diễn đàn kết thúc với việc thông qua tuyên bố chung khẳng định tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm ổn định và minh bạch hóa thị trường năng lượng thế giới.
Tuyên bố chung của IEF gồm 6 điểm, theo đó nêu bật sự cần thiết soạn thảo Hiến chương của IEF, duy trì nguyên tắc trung lập, đối thoại cởi mở và thắng thắn, không cho phép IEF làm công việc của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng như không làm thay chức năng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), và tìm kiếm nguồn tài trợ vững chắc để đảm bảo tổ chức thành công hội nghị thường niên.
Tuyên bố nhấn mạnh trong thời gian tới, các công ty khai thác và các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới phải tiếp tục hợp tác để bình ổn giá dầu mỏ.
Ngoài ra, các đại biểu dự IEF cũng thảo luận về hướng nghiên cứu và sử dụng các loại năng lượng thay thế nhằm bình ổn giá dầu và bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Năng lượng nước chủ nhà, bà Georgina Kessel Martínez kêu gọi các nước lưu ý tính minh bạch và giữ vững tính thanh khoản cần thiết của thị trường năng lượng quốc tế.
Theo bà, tính hiệu quả của thị trường năng lượng chi phối mạnh mẽ đến luồng vốn đầu tư trong tương lai tại tất cả các quốc gia.
Tổng Thư ký OPEC, ông Abdullah Al-Badri cho rằng nạn đầu cơ và sự thiếu trách nhiệm của một số nước tiêu thụ dầu mỏ lớn trong việc công bố số liệu về kho dự trữ quốc gia là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến giá dầu biến động.
Ông ủng hộ đề xuất của IEF về việc thiết lập một Hệ thống cơ sở dữ liệu dầu mỏ chung bằng cách cung cấp số liệu hàng tháng của 30 nhà sản xuất và tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã lên tới mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7/2008 trước khi "rơi tự do" xuống còn 32 USD/thùng do suy thoái kinh tế.
Mặc dù gần đây giá dầu được giữ ở mức 70-80 USD mỗi thùng, nhưng việc giá dầu đột ngột tăng lên mức xấp xỉ 84 USD mỗi thùng ngày 31/3 do đồng USD mất giá cho thấy nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn.
Thành lập cách đây 20 năm, IEF là khuôn khổ thảo luận về năng lượng lớn nhất thế giới được tổ chức hai năm một lần, gồm các nước thành viên OPEC và IEA cùng các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ.
Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ 66 quốc gia thành viên, đại diện của 16 tổ chức quốc tế và 38 tập đoàn hàng đầu thế giới./.
Diễn đàn kết thúc với việc thông qua tuyên bố chung khẳng định tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm ổn định và minh bạch hóa thị trường năng lượng thế giới.
Tuyên bố chung của IEF gồm 6 điểm, theo đó nêu bật sự cần thiết soạn thảo Hiến chương của IEF, duy trì nguyên tắc trung lập, đối thoại cởi mở và thắng thắn, không cho phép IEF làm công việc của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng như không làm thay chức năng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), và tìm kiếm nguồn tài trợ vững chắc để đảm bảo tổ chức thành công hội nghị thường niên.
Tuyên bố nhấn mạnh trong thời gian tới, các công ty khai thác và các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới phải tiếp tục hợp tác để bình ổn giá dầu mỏ.
Ngoài ra, các đại biểu dự IEF cũng thảo luận về hướng nghiên cứu và sử dụng các loại năng lượng thay thế nhằm bình ổn giá dầu và bảo vệ môi trường.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung, Bộ trưởng Năng lượng nước chủ nhà, bà Georgina Kessel Martínez kêu gọi các nước lưu ý tính minh bạch và giữ vững tính thanh khoản cần thiết của thị trường năng lượng quốc tế.
Theo bà, tính hiệu quả của thị trường năng lượng chi phối mạnh mẽ đến luồng vốn đầu tư trong tương lai tại tất cả các quốc gia.
Tổng Thư ký OPEC, ông Abdullah Al-Badri cho rằng nạn đầu cơ và sự thiếu trách nhiệm của một số nước tiêu thụ dầu mỏ lớn trong việc công bố số liệu về kho dự trữ quốc gia là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến giá dầu biến động.
Ông ủng hộ đề xuất của IEF về việc thiết lập một Hệ thống cơ sở dữ liệu dầu mỏ chung bằng cách cung cấp số liệu hàng tháng của 30 nhà sản xuất và tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã lên tới mức kỷ lục 147 USD/thùng vào tháng 7/2008 trước khi "rơi tự do" xuống còn 32 USD/thùng do suy thoái kinh tế.
Mặc dù gần đây giá dầu được giữ ở mức 70-80 USD mỗi thùng, nhưng việc giá dầu đột ngột tăng lên mức xấp xỉ 84 USD mỗi thùng ngày 31/3 do đồng USD mất giá cho thấy nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn.
Thành lập cách đây 20 năm, IEF là khuôn khổ thảo luận về năng lượng lớn nhất thế giới được tổ chức hai năm một lần, gồm các nước thành viên OPEC và IEA cùng các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ.
Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ 66 quốc gia thành viên, đại diện của 16 tổ chức quốc tế và 38 tập đoàn hàng đầu thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)