Những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ các nước đang làm suy yếu các thị trường lao động trên khắp thế giới và có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng việc làm toàn cầu mới. Trên đây là cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong "Báo cáo Việc làm Thế giới 2012" công bố ngày 30/4.
Báo cáo của ILO nêu rõ các biện pháp tài chính khắc khổ và cải cách thị trường lao động đã gây ra nhiều "hậu quả to lớn" đối với vấn đề việc làm, trong khi nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của phần lớn các nước vẫn chưa hiệu quả.
Theo ILO, những chính sách này đã gây "phản tác dụng" khi hướng tới các mục tiêu củng cố niềm tin và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này đồng thời cảnh báo chính phủ các nước về nguy cơ giá xăng dầu leo thang nếu họ không thực hiện song song chính sách thắt chặt chi tiêu với tạo công ăn việc làm.
Theo báo cáo trên, khoảng 50 triệu việc làm đã mất đi kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tới nay. ILO dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu trong năm nay là 6,1%, tương đương khoảng 202 triệu người thất nghiệp - tăng 3% so với năm 2011.
Tổ chức này cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 6,2% vào năm 2013, đồng nghĩa với việc thêm 5 triệu người lao động nữa không có công ăn việc làm. ILO cảnh báo xu thế này đặc biệt đáng lo ngại tại châu Âu, nơi gần 2/3 số quốc gia đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hàng năm kể từ năm 2010.
Một lực lượng lao động đông đảo được đào tạo lành nghề cũng đang chật vật tìm kiếm việc làm và hướng đến các "miền đất hứa" như Trung Quốc... trong khi tại các thị trường lao động ở thế giới Arập và châu Phi tiếp tục đối mặt với tình trạng sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, thị trường lao động tại các nền kinh tế đầu tàu thế giới như Mỹ và Nhật Bản lại đang có những dấu hiệu phục hồi lớn.
ILO cho rằng các chính sách "thắt lưng buộc bụng" chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn hơn trong việc tiếp cận các khoản vay.
ILO đồng thời hối thúc các chính phủ khôi phục nguồn tín dụng cho các công ty kiểu này, tăng cường các "bức tường lửa" bảo vệ thị trường lao động, cũng như đưa ra những biện pháp hỗ trợ các lao động trẻ và các nhóm lao động dễ bị tác động khác./.
Báo cáo của ILO nêu rõ các biện pháp tài chính khắc khổ và cải cách thị trường lao động đã gây ra nhiều "hậu quả to lớn" đối với vấn đề việc làm, trong khi nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của phần lớn các nước vẫn chưa hiệu quả.
Theo ILO, những chính sách này đã gây "phản tác dụng" khi hướng tới các mục tiêu củng cố niềm tin và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) này đồng thời cảnh báo chính phủ các nước về nguy cơ giá xăng dầu leo thang nếu họ không thực hiện song song chính sách thắt chặt chi tiêu với tạo công ăn việc làm.
Theo báo cáo trên, khoảng 50 triệu việc làm đã mất đi kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tới nay. ILO dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu trong năm nay là 6,1%, tương đương khoảng 202 triệu người thất nghiệp - tăng 3% so với năm 2011.
Tổ chức này cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 6,2% vào năm 2013, đồng nghĩa với việc thêm 5 triệu người lao động nữa không có công ăn việc làm. ILO cảnh báo xu thế này đặc biệt đáng lo ngại tại châu Âu, nơi gần 2/3 số quốc gia đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hàng năm kể từ năm 2010.
Một lực lượng lao động đông đảo được đào tạo lành nghề cũng đang chật vật tìm kiếm việc làm và hướng đến các "miền đất hứa" như Trung Quốc... trong khi tại các thị trường lao động ở thế giới Arập và châu Phi tiếp tục đối mặt với tình trạng sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, thị trường lao động tại các nền kinh tế đầu tàu thế giới như Mỹ và Nhật Bản lại đang có những dấu hiệu phục hồi lớn.
ILO cho rằng các chính sách "thắt lưng buộc bụng" chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn hơn trong việc tiếp cận các khoản vay.
ILO đồng thời hối thúc các chính phủ khôi phục nguồn tín dụng cho các công ty kiểu này, tăng cường các "bức tường lửa" bảo vệ thị trường lao động, cũng như đưa ra những biện pháp hỗ trợ các lao động trẻ và các nhóm lao động dễ bị tác động khác./.
(TTXVN)