Tăng trưởng kinh tế và bình đẳng có thể cùng song hành nhờ các chính sáchđúng. Các biện pháp tăng cường bình đẳng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của ILO bác bỏ quan điểm lâu nay cho rằng tăng chi phí xã hội sẽlàm giảm tăng trưởng kinh tế, khẳng định các chính sách vượt qua khủng hoảngtrong sáu thập kỷ qua chú trọng cả gói các chính sách kinh tế, việc làm và xãhội không những tạo ra những thành công kinh tế lớn hơn rất nhiều mà còn giảmđược nguy cơ rối loạn xã hội.
Các nghiên cứu về "Tăng trưởng kinh tế song hành với bình đẳng" cũng nêu bậthiệu quả của các dự án phát triển lấy việc làm làm trọng tâm trong việc tạo ranhiều việc làm hơn với chất lượng tốt hơn và tăng cường được hiệu quả sản xuấtdài hạn. Giảm khoảng cách về chất lượng việc làm hiện nay không chỉ đạt được mụctiêu bình đẳng mà với các chính sách đúng còn tăng cường được sản xuất và sứcbật mạnh của nền kinh tế trong tương lai trước các cú sốc kinh tế.
Các biện pháp an sinh xã hội, nếu được thiết kế tốt, không chỉ giúp thúc đẩyvà giữ vững thu nhập cho cộng đồng người dễ bị tổn thương nhất mà còn có tácđộng đa chiều và mạnh mẽ vượt ra ngoài cộng đồng này, thúc đẩy tạo thêm việc làmmới và tăng thu nhập cho xã hội.
Giám đốc Viện nghiên cứu lao động của ILO Raymond Torres nhấn mạnh những sựkiện ở Trung Đông và Bắc Phi hiện nay đã làm nổi bật vai trò trung tâm của việclàm và thu nhập cân bằng đối với sự cố kết xã hội vốn là nhân tố then chốt củatăng trưởng bền vững. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đâycho thấy các chính sách thực sự lấy việc làm làm trung tâm không cần đầu tư lớn.
Các gói kích thích tài chính của hai nền kinh tế được coi là thành công nhấtlà Brazil và Indonesia đều thấp nhất trong các gói kích thích tài chính của cácnước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu (G-20)./.