Trong một báo cáo mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mặc dù nhận định triển vọng phục hồi của kinh tế Đức có vẻ "thuận lợi", nhưng vẫn khuyến nghị nước này "làm nhiều hơn" để giúp kinh tế châu Âu cân đối lại và chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ tại châu lục.
IMF cảnh báo Đức vẫn "dễ bị tổn thương" đối với những vấn đề ở Nam Âu, mặc dù nền kinh tế này vững chãi. Cuộc khủng hoảng ngày một sâu sắc tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland có thể tràn sang Đức trực tiếp qua các kênh tài chính và bất động sản.
Trong nhiều thập kỷ, tốc độ tăng trưởng của Đức được dựa trên thành công của hoạt động xuất khẩu, khiến nền kinh tế này phụ thuộc nặng nề vào người tiêu dùng ở các quốc gia như Hy Lạp.
IMF khuyến khích Đức tìm cách tăng trưởng dựa vào nhu cầu nội địa nhiều hơn.
Theo IMF, nền kinh tế khu vực đồng euro có thể giảm bớt được tình trạng mất cân đối nhờ sự tái cân bằng của kinh tế Đức.
Đức hiện là cứu tinh đối với các nước châu Âu bị nợ nần chồng chất, khi hào phóng đóng góp một lượng lớn tiền mặt cho các kế hoạch cứu trợ của EU.
Tuy nhiên, IMF cũng đề cập đến nguy cơ rủi ro đối với các ngân hàng Đức bị gắn với cuộc khủng hoảng này.
Các biện pháp cứu trợ không được lòng dân tại Đức, dẫn tới sự oán giận của người đóng thuế và dường như đang lan sang cả lĩnh vực chính trị, và làm tổn thương các nỗ lực của châu Âu trong công cuộc đối phó với khủng hoảng./.
IMF cảnh báo Đức vẫn "dễ bị tổn thương" đối với những vấn đề ở Nam Âu, mặc dù nền kinh tế này vững chãi. Cuộc khủng hoảng ngày một sâu sắc tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland có thể tràn sang Đức trực tiếp qua các kênh tài chính và bất động sản.
Trong nhiều thập kỷ, tốc độ tăng trưởng của Đức được dựa trên thành công của hoạt động xuất khẩu, khiến nền kinh tế này phụ thuộc nặng nề vào người tiêu dùng ở các quốc gia như Hy Lạp.
IMF khuyến khích Đức tìm cách tăng trưởng dựa vào nhu cầu nội địa nhiều hơn.
Theo IMF, nền kinh tế khu vực đồng euro có thể giảm bớt được tình trạng mất cân đối nhờ sự tái cân bằng của kinh tế Đức.
Đức hiện là cứu tinh đối với các nước châu Âu bị nợ nần chồng chất, khi hào phóng đóng góp một lượng lớn tiền mặt cho các kế hoạch cứu trợ của EU.
Tuy nhiên, IMF cũng đề cập đến nguy cơ rủi ro đối với các ngân hàng Đức bị gắn với cuộc khủng hoảng này.
Các biện pháp cứu trợ không được lòng dân tại Đức, dẫn tới sự oán giận của người đóng thuế và dường như đang lan sang cả lĩnh vực chính trị, và làm tổn thương các nỗ lực của châu Âu trong công cuộc đối phó với khủng hoảng./.
Hương Giang (TTXVN)