Nhận định về triển vọng kinh tế châu Á trong năm 2012, các nhà kinh tế Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 6/1 nhấn mạnh châu Á vẫn có khả năng phản ứng hiệu quả và vượt qua nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu mới trong năm 2012 trong bối cảnh suy thoái kinh tế từ thế giới phát triển lan tới khu vực này.
Một nhà kinh tế cấp cao của IMF về châu Á-Thái Bình Dương cho rằng các biến động kinh tế ở các khu vực khác của thế giới, chủ yếu từ các nền kinh tế suy thoái của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), có thể định hình triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2012.
Tuy nhiên, ngay cả khi kinh tế toàn cầu tiếp tục khủng hoảng, châu Á vẫn có nền tảng mạnh để có thể phản ứng hiệu quả. Cho đến nay, sức bật của các nền kinh tế châu Á vẫn mạnh do châu lục này đã tăng nhu cầu trong nước, tỷ lệ thất nghiệp thấp và các nhà máy vẫn hoạt động gần như hết công suất.
Tăng trưởng tín dụng tuy chậm lại nhưng vẫn mạnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á. Nhật Bản đã phục hồi sau thảm họa động đất-sóng thần tháng 3/2011 và Thái Lan cũng đang thúc đẩy tiến trình tái thiết sau trận lụt lịch sử.
Nghiên cứu mới nhất của IMF khẳng định nhiều nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vẫn là các nền kinh tế năng động nhất thế giới. Châu Á có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn có thể được sử dụng để hạn chế các tác động của khủng hoảng toàn cầu đến các nền kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu có thể làm cho năm 2012 trở thành năm khó khăn của các nền kinh tế châu Á.
Tăng trưởng đã chậm lại do nhu cầu thế giới về hàng xuất khẩu của châu Á tiếp tục giảm. Khủng hoảng tài chính ở Eurozone tác động đến nguồn tín dụng thương mại cung cấp cho các nền kinh tế châu Á vì các ngân hàng châu Âu là nguồn tài chính quan trọng cung cấp nguồn tín dụng này.
Vì vậy, châu Á cần thúc đẩy cải tổ cơ cấu tài chính và kinh tế cần thiết để duy trì các hoạt động kinh tế năng động và hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ bị tổn thương do các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài khu vực./.
Một nhà kinh tế cấp cao của IMF về châu Á-Thái Bình Dương cho rằng các biến động kinh tế ở các khu vực khác của thế giới, chủ yếu từ các nền kinh tế suy thoái của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), có thể định hình triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2012.
Tuy nhiên, ngay cả khi kinh tế toàn cầu tiếp tục khủng hoảng, châu Á vẫn có nền tảng mạnh để có thể phản ứng hiệu quả. Cho đến nay, sức bật của các nền kinh tế châu Á vẫn mạnh do châu lục này đã tăng nhu cầu trong nước, tỷ lệ thất nghiệp thấp và các nhà máy vẫn hoạt động gần như hết công suất.
Tăng trưởng tín dụng tuy chậm lại nhưng vẫn mạnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á. Nhật Bản đã phục hồi sau thảm họa động đất-sóng thần tháng 3/2011 và Thái Lan cũng đang thúc đẩy tiến trình tái thiết sau trận lụt lịch sử.
Nghiên cứu mới nhất của IMF khẳng định nhiều nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vẫn là các nền kinh tế năng động nhất thế giới. Châu Á có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn có thể được sử dụng để hạn chế các tác động của khủng hoảng toàn cầu đến các nền kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu có thể làm cho năm 2012 trở thành năm khó khăn của các nền kinh tế châu Á.
Tăng trưởng đã chậm lại do nhu cầu thế giới về hàng xuất khẩu của châu Á tiếp tục giảm. Khủng hoảng tài chính ở Eurozone tác động đến nguồn tín dụng thương mại cung cấp cho các nền kinh tế châu Á vì các ngân hàng châu Âu là nguồn tài chính quan trọng cung cấp nguồn tín dụng này.
Vì vậy, châu Á cần thúc đẩy cải tổ cơ cấu tài chính và kinh tế cần thiết để duy trì các hoạt động kinh tế năng động và hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ bị tổn thương do các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)