Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa khuyến cáo Indonesia cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để duy trì đà tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh nước này đang tiến hành thay đổi một số chính sách kinh tế quan trọng trong nước nhằm chuyển đổi nền kinh tế sang hướng phát triển xanh bền vững.
IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia xuống 6,1% năm 2012, do những điều kiện bên ngoài không thuận lợi. Do vậy, theo IMF, muốn đạt mức tăng trưởng mục tiêu 6,5% của mình, Indonesia cần mở cửa và tự do thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước để thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, nhất là vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Đại diện IMF phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Sanjaya Panth, nói rằng các quyết định hạn chế và cấm xuất khẩu khoảng sản, năng lượng, cũng như việc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) hạn chế sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng trong nước đã làm dấy lên mối quan tâm giữa các nhà đầu tư rằng nước này sẽ không mở cửa cho dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, với mức tiêu dùng trong nước chỉ chiếm khoảng trên 50% GDP, Indonesia vẫn cần dòng vốn đổ vào giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, bởi cho đến nay đầu tư đóng góp hơn 30% trong khi xuất khẩu đóng góp khoảng khoảng 10% cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
IMF dự đoán thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia sẽ tương đương khoảng 1% GDP, nghĩa là nhập khẩu sẽ tăng cao hơn xuất khẩu như đã xảy ra trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, ông Sanjaya Panth nói điều này là bình thường đối với một nền kinh tế đang phát triển trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài suy yếu.
IMF lưu ý rằng nhịp độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Indonesia sẽ được đảm bảo thông qua tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để kích thích hoạt động kinh tế địa phương và tiêu thụ, nhưng cần chú ý cắt giảm trợ cấp nhiên liệu đang tăng cao vì nó sẽ "làm sai lệch cấu trúc ngân sách." Trong trung hạn và dài hạn Indonesia cần từng bước nhanh chóng tiến tới xóa bỏ hoàn toàn trợ giá năng lượng, trong khi vẫn phải có những biện pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo.
IMF cũng cho rằng Indonesia sẽ vẫn kiểm soát được lạm phát trong biên độ mục tiêu dưới 5,5% trong năm nay, đảm bảo cho BI duy trì lãi suất ở mức 5,75% giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và kiểm soát tốt lạm phát.
Theo Cơ quan Thống kê Indonesia (BSP), lạm phát của nước này đã tăng 4,5% trong tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm 2011, sau khi được giữ ở mức thấp nhất 3,6% trong tháng 1/2012.
Trong chuyến thăm Indonesia ngày 9-10/7, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde sẽ trao đổi về quan điểm của IMF với các quan chức chính phủ và BI cũng như về quyết định của Indonesia cấp tín dụng 1 tỷ USD giúp IMF tăng cường hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển./.
IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia xuống 6,1% năm 2012, do những điều kiện bên ngoài không thuận lợi. Do vậy, theo IMF, muốn đạt mức tăng trưởng mục tiêu 6,5% của mình, Indonesia cần mở cửa và tự do thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước để thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài, nhất là vào phát triển cơ sở hạ tầng.
Đại diện IMF phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Sanjaya Panth, nói rằng các quyết định hạn chế và cấm xuất khẩu khoảng sản, năng lượng, cũng như việc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) hạn chế sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng trong nước đã làm dấy lên mối quan tâm giữa các nhà đầu tư rằng nước này sẽ không mở cửa cho dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, với mức tiêu dùng trong nước chỉ chiếm khoảng trên 50% GDP, Indonesia vẫn cần dòng vốn đổ vào giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, bởi cho đến nay đầu tư đóng góp hơn 30% trong khi xuất khẩu đóng góp khoảng khoảng 10% cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này.
IMF dự đoán thâm hụt tài khoản vãng lai của Indonesia sẽ tương đương khoảng 1% GDP, nghĩa là nhập khẩu sẽ tăng cao hơn xuất khẩu như đã xảy ra trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, ông Sanjaya Panth nói điều này là bình thường đối với một nền kinh tế đang phát triển trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài suy yếu.
IMF lưu ý rằng nhịp độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Indonesia sẽ được đảm bảo thông qua tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để kích thích hoạt động kinh tế địa phương và tiêu thụ, nhưng cần chú ý cắt giảm trợ cấp nhiên liệu đang tăng cao vì nó sẽ "làm sai lệch cấu trúc ngân sách." Trong trung hạn và dài hạn Indonesia cần từng bước nhanh chóng tiến tới xóa bỏ hoàn toàn trợ giá năng lượng, trong khi vẫn phải có những biện pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo.
IMF cũng cho rằng Indonesia sẽ vẫn kiểm soát được lạm phát trong biên độ mục tiêu dưới 5,5% trong năm nay, đảm bảo cho BI duy trì lãi suất ở mức 5,75% giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và kiểm soát tốt lạm phát.
Theo Cơ quan Thống kê Indonesia (BSP), lạm phát của nước này đã tăng 4,5% trong tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm 2011, sau khi được giữ ở mức thấp nhất 3,6% trong tháng 1/2012.
Trong chuyến thăm Indonesia ngày 9-10/7, Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde sẽ trao đổi về quan điểm của IMF với các quan chức chính phủ và BI cũng như về quyết định của Indonesia cấp tín dụng 1 tỷ USD giúp IMF tăng cường hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển./.
Việt Tú (TTXVN)