Trong một báo cáo vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo sản lượng dầu thô năm 2011 của Iraq, sau khi tình hình sản xuất và xuất khẩu dầu năm nay của nước này không như mong đợi.
Báo cáo trên, đề ngày 20/9 và được công bố ngày 20/10, cho hay IMF dự báo sản lượng dầu trung bình của Iraq chỉ có thể đạt 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2011, so với mức 2,9 triệu thùng/ngày được đưa ra hồi tháng 2/2010.
IMF cũng hạ mức dự báo sản lượng của quốc gia Trung Đông này trong năm 2012 xuống 2,6 triệu thùng/ngày, từ con số dự báo 3,1 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó.
Theo IMF, sản lượng dầu thô của Iraq sẽ thấp hơn dự kiến trong năm nay khi chỉ đạt 2,6 triệu thùng/ngày. IMF cho rằng sản lượng và xuất khẩu dầu của Iraq đã và đang thể hiện các kết quả gây thất vọng. Mức xuất khẩu dầu trung bình trong nửa đầu năm nay của Iraq đạt 1,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn đáng kể so với mức mục tiêu 2,1 triệu thùng/ngày trong cả năm nay.
IMF cho rằng thời tiết xấu đã làm đình đốn hoạt động vận chuyển dầu tại các cảng chứa gần khu vực Basra, trong khi một vụ tấn công bằng bom hồi tháng 4/2010 đã làm gián đoạn hoạt động xuất dầu thông qua đường ống ở miền Bắc dẫn tới Thổ Nhĩ Kỳ. IMF nói thêm những khó khăn về chính trị ở trong nước cũng góp phần làm trì hoãn hoạt động xuất khẩu dầu thô từ các mỏ miền Bắc.
Tháng 6/2010, Bộ Dầu mỏ Iraq cho hay sản lượng dầu thô của nước này dự kiến sẽ tăng lên 10-12 triệu thùng/ngày vào năm 2017. Mặc dù là nước có trữ lượng dầu qua kiểm chứng lớn thứ ba thế giới sau Arập Xêút và Venezuela, Iraq hiện vẫn được miễn khỏi hệ thống hạn ngạch của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vì ngành dầu khí của nước này còn yếu kém do thiếu đầu tư.
Để hỗ trợ Iraq thực hiện tiến trình tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh, tháng 2/2010 IMF đã quyết định cấp cho Baghdad khoản vay ưu đãi 3,7 tỷ USD, trong đó 1,2 tỷ USD đã được giả ngân.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Dầu mỏ Iraq ngày 20/10 đã tiến hành cho đấu thầu quốc tế ba mỏ khí đốt khổng lồ. Theo đó, một liên doanh giữa tập đoàn Korean Gas Corporation (KGC) của Hàn Quốc và công ty năng lượng KazMunai của Kazakhstan đã giành quyền khai thác mỏ Akkaz ở tỉnh miền Tây Anbar.
Akkaz - được phát hiện năm 1992, với trữ lượng 158 tỷ m3, là mỏ lớn nhất trong ba mỏ được đưa ra đấu thầu đợt này. KGC và KazMunai đã đề nghị mức hoa lợi 5,5 USD cho mỗi thùng dầu quy đổi, với mức sản lượng ổn định 11,4 triệu m3/ngày trong 13 năm.
Một côngxoocxiom gồm công ty TPAO (Thổ Nhĩ Kỳ), Kuwait Energy (Côoét) và KGC giành được hợp đồng khai thác mỏ Mansuriyah ở tỉnh Diyala. Đây là mỏ lớn thứ hai, ước có trữ lượng 127 tỷ m3. Theo thỏa thuận, các nhà thầu nhất trí trả mức hoa hồng bảy USD cho mỗi thùng dầu quy đổi, với sản lượng 9,1 triệu m3/ngày trong 13 năm.
Trong khi đó, một liên doanh giữa Kuwait Energy và TPAO giành quyền khai thác mỏ Sibba ở Basra. Đây là mỏ khí có trữ lượng ít nhất, với 42 tỷ m3, được phát hiện năm 1968. Hai công ty này chấp nhận nhận khoản hoa lợi 7,5 USD/thùng dầu quy đổi, với sản lượng 2,8 triệu m3/ngày trong thời gian chín năm./.
Báo cáo trên, đề ngày 20/9 và được công bố ngày 20/10, cho hay IMF dự báo sản lượng dầu trung bình của Iraq chỉ có thể đạt 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2011, so với mức 2,9 triệu thùng/ngày được đưa ra hồi tháng 2/2010.
IMF cũng hạ mức dự báo sản lượng của quốc gia Trung Đông này trong năm 2012 xuống 2,6 triệu thùng/ngày, từ con số dự báo 3,1 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó.
Theo IMF, sản lượng dầu thô của Iraq sẽ thấp hơn dự kiến trong năm nay khi chỉ đạt 2,6 triệu thùng/ngày. IMF cho rằng sản lượng và xuất khẩu dầu của Iraq đã và đang thể hiện các kết quả gây thất vọng. Mức xuất khẩu dầu trung bình trong nửa đầu năm nay của Iraq đạt 1,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn đáng kể so với mức mục tiêu 2,1 triệu thùng/ngày trong cả năm nay.
IMF cho rằng thời tiết xấu đã làm đình đốn hoạt động vận chuyển dầu tại các cảng chứa gần khu vực Basra, trong khi một vụ tấn công bằng bom hồi tháng 4/2010 đã làm gián đoạn hoạt động xuất dầu thông qua đường ống ở miền Bắc dẫn tới Thổ Nhĩ Kỳ. IMF nói thêm những khó khăn về chính trị ở trong nước cũng góp phần làm trì hoãn hoạt động xuất khẩu dầu thô từ các mỏ miền Bắc.
Tháng 6/2010, Bộ Dầu mỏ Iraq cho hay sản lượng dầu thô của nước này dự kiến sẽ tăng lên 10-12 triệu thùng/ngày vào năm 2017. Mặc dù là nước có trữ lượng dầu qua kiểm chứng lớn thứ ba thế giới sau Arập Xêút và Venezuela, Iraq hiện vẫn được miễn khỏi hệ thống hạn ngạch của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), vì ngành dầu khí của nước này còn yếu kém do thiếu đầu tư.
Để hỗ trợ Iraq thực hiện tiến trình tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh, tháng 2/2010 IMF đã quyết định cấp cho Baghdad khoản vay ưu đãi 3,7 tỷ USD, trong đó 1,2 tỷ USD đã được giả ngân.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Dầu mỏ Iraq ngày 20/10 đã tiến hành cho đấu thầu quốc tế ba mỏ khí đốt khổng lồ. Theo đó, một liên doanh giữa tập đoàn Korean Gas Corporation (KGC) của Hàn Quốc và công ty năng lượng KazMunai của Kazakhstan đã giành quyền khai thác mỏ Akkaz ở tỉnh miền Tây Anbar.
Akkaz - được phát hiện năm 1992, với trữ lượng 158 tỷ m3, là mỏ lớn nhất trong ba mỏ được đưa ra đấu thầu đợt này. KGC và KazMunai đã đề nghị mức hoa lợi 5,5 USD cho mỗi thùng dầu quy đổi, với mức sản lượng ổn định 11,4 triệu m3/ngày trong 13 năm.
Một côngxoocxiom gồm công ty TPAO (Thổ Nhĩ Kỳ), Kuwait Energy (Côoét) và KGC giành được hợp đồng khai thác mỏ Mansuriyah ở tỉnh Diyala. Đây là mỏ lớn thứ hai, ước có trữ lượng 127 tỷ m3. Theo thỏa thuận, các nhà thầu nhất trí trả mức hoa hồng bảy USD cho mỗi thùng dầu quy đổi, với sản lượng 9,1 triệu m3/ngày trong 13 năm.
Trong khi đó, một liên doanh giữa Kuwait Energy và TPAO giành quyền khai thác mỏ Sibba ở Basra. Đây là mỏ khí có trữ lượng ít nhất, với 42 tỷ m3, được phát hiện năm 1968. Hai công ty này chấp nhận nhận khoản hoa lợi 7,5 USD/thùng dầu quy đổi, với sản lượng 2,8 triệu m3/ngày trong thời gian chín năm./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)