Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 15/11 đề nghị châu Âu hành động để giảm "núi nợ" đang đẩy Hy Lạp đến trước nguy cơ phá sản, đồng thời khẳng định định chế tài chính này không muốn đóng góp thêm vào gói cứu trợ dành cho Athens nữa.
Phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ, người phát ngôn IMF Bin Murray cho biết IMF đã gia hạn khoản vay cứu trợ cho Hy Lạp từ 3 năm thành 4 năm (kéo dài thêm 1 năm) với mức lãi suất rất thấp.
[Hy Lạp bỏ phiếu thông qua ngân sách khắc khổ 2013]
Song, bất chấp hai gói cứu trợ chung của IMF, Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trị giá 240 tỷ euro, cùng với cam kết xóa một phần nợ của khu vực tư nhân, Hy Lạp cho đến nay vẫn được dự báo sẽ bước vào năm thứ 6 suy thoái liên tiếp với "núi nợ khủng" lên tới 190% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2014.
Theo ông Murray, hiện IMF đang tích cực tham khảo ý kiến các đối tác nhằm tìm giải pháp đưa quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) này trở lại thời kỳ tăng trưởng và tạo việc làm. Để làm được điều này, Athens buộc phải hạ thấp được tỷ lệ nợ so với GDP, và IMF muốn có một thời gian cụ thể, cho dù là ngắn hay dài.
Trước đó, IMF đã cam kết dành cho Hy Lạp khoản vay lớn chưa từng có là 28 tỷ euro (35,8 tỷ USD). Tuy nhiên, đầu tuần này, Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp Yannis Stournaras cảnh báo Hy Lạp vẫn đối mặt với nguy cơ phá sản rất cao, và kêu gọi các đối tác trong EU cùng tham gia giải quyết những vấn đề nợ hiện nay./.
Phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ, người phát ngôn IMF Bin Murray cho biết IMF đã gia hạn khoản vay cứu trợ cho Hy Lạp từ 3 năm thành 4 năm (kéo dài thêm 1 năm) với mức lãi suất rất thấp.
[Hy Lạp bỏ phiếu thông qua ngân sách khắc khổ 2013]
Song, bất chấp hai gói cứu trợ chung của IMF, Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trị giá 240 tỷ euro, cùng với cam kết xóa một phần nợ của khu vực tư nhân, Hy Lạp cho đến nay vẫn được dự báo sẽ bước vào năm thứ 6 suy thoái liên tiếp với "núi nợ khủng" lên tới 190% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2014.
Theo ông Murray, hiện IMF đang tích cực tham khảo ý kiến các đối tác nhằm tìm giải pháp đưa quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) này trở lại thời kỳ tăng trưởng và tạo việc làm. Để làm được điều này, Athens buộc phải hạ thấp được tỷ lệ nợ so với GDP, và IMF muốn có một thời gian cụ thể, cho dù là ngắn hay dài.
Trước đó, IMF đã cam kết dành cho Hy Lạp khoản vay lớn chưa từng có là 28 tỷ euro (35,8 tỷ USD). Tuy nhiên, đầu tuần này, Bộ trưởng Kinh tế Hy Lạp Yannis Stournaras cảnh báo Hy Lạp vẫn đối mặt với nguy cơ phá sản rất cao, và kêu gọi các đối tác trong EU cùng tham gia giải quyết những vấn đề nợ hiện nay./.
(TTXVN)