Ngày 27/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sau khi tăng trưởng chậm lại trong quý IV/2011, tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ mạnh hơn và sẽ đạt 6% trong năm 2012 và 6,5% trong năm 2013, nhưng thách thức lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách châu Á vẫn là điều chỉnh chính sách để đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng ổn định và không lạm phát.
Trong Báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương" vừa công bố ngày 27/4 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, IMF nhấn mạnh bất chấp phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh, nhu cầu trong nước của các nền kinh tế châu Á vẫn mạnh nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng tín dụng tiếp tục cao.
Tuy nhiên, kinh tế châu Á vẫn tiềm ẩn nhiều biến số cần được xử lý thận trọng. Mặc dù dòng vốn nước ngoài đổ vào các nền kinh tế mới nổi của châu Á phục hồi mạnh trong năm 2012 nhưng tỷ lệ lạm phát trong nhiều nền kinh tế châu Á đã tăng cao.
Trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng với tốc độ cao từ 7-8,5%, các nền kinh tế công nghiệp phát triển của châu Á vẫn tăng trưởng trì trệ kéo dài và năm 2012 có thể chỉ đạt 2,2%. Những khó khăn đang tăng lên của các nền kinh tế châu Âu cũng là hiểm họa đối với châu Á, đặc biệt xuất khẩu của châu Á sang các nền kinh tế phát triển giảm mạnh và nguy cơ đảo chiều của dòng vốn nước ngoài sẽ tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Á.
Giá năng lượng càng biến động và tăng cao, nguy cơ đối với các nền kinh tế châu Á càng lớn, làm căng thẳng giữa sức ép lạm phát và sức ép ngân sách do phải tăng trợ cấp năng lượng và trợ cấp lương thực. Các nỗ lực ổn định các điều kiện kinh tế và tài chính trong năm 2012 tuy có thể thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng gây quá nóng nền kinh tế.
Báo cáo của IMF nhấn mạnh cho đến nay, các nền tảng chính sách và kinh tế đã giúp các nền kinh tế châu Á chống lại được tác động bất lợi của thị trường tài chính từ cuộc khủng hoảng của khu vực đồng ơrô (euro) nhưng cách thức hiệu quả nhất để các nền kinh tế châu Á tự bảo vệ mình chống lại các cú sốc từ bên ngoài là tăng cường các nguồn tăng trưởng từ trong nước. Tái cân bằng nền kinh tế vẫn phải là ưu tiên chính sách của nhiều nước châu Á.
Đối với nhiều nền kinh tế ASEAN, tăng cường nhu cầu trong nước phụ thuộc vào việc cải thiện các điều kiện tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân thông qua giải quyết các ách tắc cơ sở hạ tầng và tăng cường chuyển giao các dịch vụ công./.
Trong Báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương" vừa công bố ngày 27/4 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, IMF nhấn mạnh bất chấp phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn mong manh, nhu cầu trong nước của các nền kinh tế châu Á vẫn mạnh nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng tín dụng tiếp tục cao.
Tuy nhiên, kinh tế châu Á vẫn tiềm ẩn nhiều biến số cần được xử lý thận trọng. Mặc dù dòng vốn nước ngoài đổ vào các nền kinh tế mới nổi của châu Á phục hồi mạnh trong năm 2012 nhưng tỷ lệ lạm phát trong nhiều nền kinh tế châu Á đã tăng cao.
Trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng với tốc độ cao từ 7-8,5%, các nền kinh tế công nghiệp phát triển của châu Á vẫn tăng trưởng trì trệ kéo dài và năm 2012 có thể chỉ đạt 2,2%. Những khó khăn đang tăng lên của các nền kinh tế châu Âu cũng là hiểm họa đối với châu Á, đặc biệt xuất khẩu của châu Á sang các nền kinh tế phát triển giảm mạnh và nguy cơ đảo chiều của dòng vốn nước ngoài sẽ tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế châu Á.
Giá năng lượng càng biến động và tăng cao, nguy cơ đối với các nền kinh tế châu Á càng lớn, làm căng thẳng giữa sức ép lạm phát và sức ép ngân sách do phải tăng trợ cấp năng lượng và trợ cấp lương thực. Các nỗ lực ổn định các điều kiện kinh tế và tài chính trong năm 2012 tuy có thể thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng gây quá nóng nền kinh tế.
Báo cáo của IMF nhấn mạnh cho đến nay, các nền tảng chính sách và kinh tế đã giúp các nền kinh tế châu Á chống lại được tác động bất lợi của thị trường tài chính từ cuộc khủng hoảng của khu vực đồng ơrô (euro) nhưng cách thức hiệu quả nhất để các nền kinh tế châu Á tự bảo vệ mình chống lại các cú sốc từ bên ngoài là tăng cường các nguồn tăng trưởng từ trong nước. Tái cân bằng nền kinh tế vẫn phải là ưu tiên chính sách của nhiều nước châu Á.
Đối với nhiều nền kinh tế ASEAN, tăng cường nhu cầu trong nước phụ thuộc vào việc cải thiện các điều kiện tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân thông qua giải quyết các ách tắc cơ sở hạ tầng và tăng cường chuyển giao các dịch vụ công./.
(TTXVN)